Vietnamese

Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), tức là một khoản chi trả vô điều kiện dành cho mọi công dân, trong những năm gần đây đã trở thành một phần của ‘hệ tư tưởng kinh tế mang tầm thời đại’, nó được chào đón nhiệt thành từ cả cánh tả lẫn cánh hữu như thể là thuốc chữa toàn năng cho những vết lở loét được gây ra bởi hệ thống tư bản trong cơn khủng hoảng.

Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory) đã trở nên thịnh hành trong cánh tả như là một câu trả lời khả dĩ cho chương trình nghị sự thắt lưng buộc bụng mà đám chính khách đại diện cho doanh nghiệp lớn theo đuổi. Nhưng hạn chế của cuốn sách mới đây của một đại biểu hàng đầu của MMT cho thấy lý do tại sao chúng ta cần những ý tưởng của chủ nghĩa Marx.

Sự thất bại của PKI (Đảng Cộng sản Indonesia) trong những năm 1920 đã dẫn tới việc trao quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào tay giai cấp tư sản dân tộc mới nổi, những kẻ trói chặt tay và chân vào đế quốc chủ nghĩa. Trong khi giai cấp tư sản dân tộc vốn không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, PKI Stalin trong những năm 1950 đã áp dụng một cách sai lầm lý thuyết hai giai đoạn, điều mà sau này đã dẫn đến cuộc phản cách mạng đẫm máu nhất những năm 1965.

Ngày hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu một bài viết gồm bốn phần về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Indonesia. Trong Phần một, chúng ta sẽ xem xem làm thế nào mà thuộc địa Đông Ấn Hà Lan, thứ mà sau này trở thành Indonesia, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tích lũy tư bản của giai cấp tư sản Hà Lan non trẻ, những người đầu tiên thực hiện một cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu.

Bốn mươi năm trước, Malcolm X đã đứng lên tại Phòng khiêu vũ Audubon ở Harlem (New York) để nói chuyện. Ông sẽ lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ. Ông sẽ kêu gọi anh chị em của mình kháng cự và chiến đấu chống lại “sự áp bức từ người da trắng”, trước khi ông bị ám sát. Không ít người của tầng lớp tinh hoa Hoa Kỳ thở phào nhẹ nhõm. Một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại sự bất công đã câm lặng.

Cuộc cách mạng Nga đã diễn ra trong Thế chiến thứ nhất, do vậy chiến tranh và hòa bình là một trong những vấn đề quan trọng. Việc lật đổ Sa hoàng và thành lập một chính quyền dân chủ vào tháng 2 năm 1917 được Chính phủ lâm thời, và SR cùng Menshevik chiếm đa số trong Xô Viết Petrograd, xem như là một sự biện minh cho nỗ lực tiếp tục chiến tranh nhân danh bảo vệ cuộc cách mạng.

Sau sự thất bại của những nỗ lực đảo chính đầu tiên này, Chính phủ Bolshevik mới đã có được một chút không gian để thở và tiến hành đặt nền móng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa mới. Lenin thúc đẩy sự thay đổi với tốc độ không ngừng. Chỉ vài tháng trước Cách mạng Tháng Mười, Lenin đã hoàn thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của mình, Nhà nước và Cách mạng. Nó đã làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác về nhà nước như một công cụ của giai cấp thống trị và sự cần thiết một thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản để chuyển đổi bộ máy và tập quán của nhà nước thành một phương tiện được điều hành bởi giai cấp công nhân.

100 năm về trước, thế giới đã bị rúng động trước cuộc Cách mạng Tháng Mười. Chúng ta chân thành tôn vinh hành động anh hùng này như là minh chứng đầu tiên trong lịch sử về sức mạnh của giai cấp công nhân. Nhưng chính xác bằng cách nào mà những người Bolshevik và giai cấp công nhân Nga đã có được quyền lực mà giai cấp vô sản chưa từng có trước đây? Những thách thức họ đã gặp phải - về kinh tế, quản lý, chính trị và quân sự, bên trong cũng như bên ngoài nước Nga - và cách mà họ đối diện với chúng? Derek Gunby sẽ cung cấp cho chúng ta một bản phân tích kỹ lưỡng về năm 1918: năm đầu tiên của Cách mạng Nga.

Mỗi lần chúng ta nghiên cứu về lịch sử Công xã, chúng ta lại thấy nó từ một khía cạnh mới, nhờ vào kinh nghiệm có được từ những cuộc đấu tranh cách mạng sau này và trên hết là các cuộc cách mạng mới nhất, không chỉ cách mạng Nga mà cả các cuộc cách mạng ở Đức và Hungary. Chiến tranh Pháp-Phổ là một bùng nổ đẫm máu, báo trước về một cuộc tàn sát trên quy mô thế giới, trong khi đó Công xã Paris là một tia chớp báo hiệu cuộc cách mạng vô sản toàn thế giới.

Qua bài viết này Ted Sprague sẽ nhìn lại thời đại mà Lenin được sinh ra, đặc trưng xã hội, những sự kiện quan trọng đánh dấu tuổi trẻ của Lenin. Ông nhìn vào cách mà Lenin khám phá chủ nghĩa Marx và biến nó thành của mình, sử dụng nó trong cuộc sống sau này để lãnh đạo đảng Bolshevik.

Đối với những người theo chủ nghĩa Marx, giải pháp cho mâu thuẫn này rất rõ ràng: chúng ta cần một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất được sở hữu, kiểm soát và tổ chức; một cuộc cách mạng trong cách xã hội được vận hành. Chúng ta cần bãi bỏ các quy luật và logic của hệ thống tư bản và thay thế chúng bằng một quy luật kinh tế mới: những quy luật dựa trên sở hữu chung, một kế hoạch sản xuất hợp lý, và sự kiểm soát và quản lý dân chủ. Nói cách khác, hoặc chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa man rợ.

Việc nền kinh tế theo yêu cầu và “chia sẻ” nổi lên mạnh mẽ sau vụ sụp đổ năm 2008 không phải là ngẫu nhiên. Tiền đề của nó, như đã giải thích ở trên, chính là sự mở rộng của “đội quân lao động dự trữ” và một vết sẹo vĩnh viễn của thất nghiệp hàng loạt đã thúc đẩy nguồn cung lao động tự do giá rẻ tưởng như vô tận mà trên đó nền kinh tế theo yêu cầu phụ thuộc vào.

Trong bài viết dài hơi này, Adam Booth sẽ xem xét sự trỗi dậy của nền kinh tế chia sẻ, thứ mà ngày nay đang được tôn vinh trên các phương tiện truyền thông với các công ty như AirBnB và Uber. Những mô hình mới này được trình bày như thể là một giai đoạn năng động mới mang tính cách mạng trong đời sống của chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế dưới chủ nghĩa tư bản khác xa với lời hứa hẹn không tưởng này.

Không giống như Keynes, người coi vấn đề là ở cầu hiệu quả trong cuộc khủng hoảng, Hayek coi vấn đề nằm ở một chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng. Cụ thể, Hayek lập luận rằng chính sự can thiệp của chính phủ vào nguồn cung tiền qua mức lãi suất thấp, in quá nhiều tiền và khuyến khích mở rộng tín dụng - đã tạo ra bong bóng và làm méo mó thị trường, dẫn tới khủng hoảng khi bong bóng vỡ và sự bùng nổ được quan sát thấy chủ yếu là dựa trên vốn không có thực.