BỨC HỌA MONA LISA VÀ SỰ THẤM NHUẦN TRIẾT HỌC BIỆN CHỨNG.

(Lời người dịch: Đây là phần thứ 2 và cũng là phần cuối bài viết của Alan Woods về Leonardo Da Vinci, người nghệ sĩ, nhà khoa học và triết gia vĩ đại nhất của thời đại phục hưng.)


Leonardo đã phát triển một kỹ thuật được biết đến là sfumato (vẽ sắc thái mờ hòa vào nhau) tạo ra hiệu ứng mờ. Ông hiểu rằng trong cuộc sống thực không có những đường cố định - một ý tưởng uyên thâm lần đầu tiên được giải thích về mặt triết học bởi Heraclitus, rằng mọi thứ là và cũng không là, bởi vì mọi thứ đều thay đổi. Ý tưởng đằng sau điều này là sự biến đổi không ngừng, trong đó mọi thứ liên tục thay đổi, chuyển dịch, do đó nó vừa là và lại không là. Hiệu ứng của Sfumato, khi làm mờ các phác thảo, một cách nghịch lý lại làm cho bộ mặt trở nên thực tế hơn, nhưng cũng đồng thời gợi lên một không khí bí ẩn. Xung quanh má và dưới cằm, chúng ta thấy các khu vực mờ tối ( chiaroscuro ) - hiệu ứng đầy ấn tượng là kết quả của sự thống nhất giữa các yếu tố đối lập, của ánh sáng dịu nhẹ và bóng tối.

Ví dụ điển hình nhất cho điều này là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Mona Lisa. Với Mona Lisa ngay lập tức có thể nhận ra rằng nó đã đạt đến trạng thái của một biểu tượng. Đối với nhiều người, Mona Lisa là Leonardo da Vinci. Và, như chúng ta sẽ thấy, nhận thức phổ biến này không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, bức tranh mà chúng ta thấy ngày nay không còn giống với bản gốc. Các màu sáng đã nhạt dần thành một màu nâu đục. Trong bản gốc, bầu trời và hồ nước được sơn màu xanh lục lam sống động, được làm từ những ngọc lưu ly quý hiếm nhập khẩu với chi phí lớn từ tận Afghanistan.

Quan niệm biện chứng về sự thống nhất của “là mà không phải là” thấm vào toàn bộ bức tranh và đặc biệt đáng chú ý trong nụ cười nổi tiếng. Ở đây mâu thuẫn là rõ ràng. Một lần nữa, hiệu ứng sfumato có nghĩa là không có đường rõ ràng xung quanh môi, hoặc bất kỳ đường viền nào nơi khuôn mặt. Nụ cười được nắm bắt, không phải như một cái gì đó bất động, mà là một cái gì đó trong chuyển động. Nụ cười hoặc được hình thành, hoặc đang biến mất dần. Những gì được miêu tả ở đây là sự chuyển tiếp giữa hai trạng thái - từ niềm vui sang nỗi buồn hoặc từ nỗi buồn sang niềm vui. Và toàn bộ cuộc sống của con người bao gồm một sự căng thẳng liên miên giữa hai cực đối lập này, dao động giữa chúng.

Đây là một bức tranh đặc biệt đối với ông đến nỗi ông đã từ chối trao nó cho người đã ủy thác nó, một bức tranh ông đã giữ bên mình cho đến lúc chết và được nhiều người coi là kiệt tác vĩ đại nhất của ông. Bức tranh La Gioconda này - được biết đến nhiều hơn với tên Mona Lisa - đã mê hoặc nhiều thế hệ những người yêu nghệ thuật với những đặc tính bí ẩn và không thể định nghĩa của nó, xét tới cùng đó là kết quả của tài năng bậc thầy của ông trong việc sử dụng ánh sáng và bóng tối.

Bức tranh này đã là chủ đề của nhiều suy đoán và sự bối rối. Người phụ nữ bí ẩn này và nụ cười thần bí của cô ấy có ý nghĩa gì? Trong bức tranh này, mọi thứ dường như không giống như chúng là. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bức tranh này dường như mang lại cảm giác bình yên và tĩnh lặng. Nó mô tả một phụ nữ trẻ trong những gì dường như là một trạng thái hoàn toàn thư thái tương phản với một nền tảng tĩnh lặng của ự nhiên. Tuy nhiên, ấn tượng tĩnh tại này hoàn toàn là sự lừa dối.

Leonardo tin rằng “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Ánh mắt của Mona Lisa là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của bức tranh. Giống như mọi thứ khác về bức tranh, nó có một đặc tính mơ hồ và mâu thuẫn. Cái nhìn bí ẩn đó rất mơ hồ. Cô ấy đang nhìn chúng ta, hoặc bên ngoài chúng ta, đến một cái gì đó mà chúng ta không thể nhìn thấy? Freud nghĩ rằng cái nhìn này chứa đựng những âm thanh tình dục. Có thể là như vậy, nhưng nó cũng có thể chứa một thông điệp khác - một tuyên bố: Tôi biết những điều mà bạn không biết và sẽ không bao giờ biết. Hay đó là một cái nhìn của hiểu biết.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có vẻ như bức tranh này là một bức tranh về sự tĩnh tại hoàn toàn. Nhưng khi xem xét kỹ hơn, nó trở nên rõ ràng rằng nó là bất cứ điều gì ngoài sự tĩnh tại. Nó ngập tràn trong tinh thần của mâu thuẫn biện chứng trên mọi cấp độ. Đây là một “khía cạnh hỗn loạn” của bức tranh, và chính điều này mang lại cho nó sức mạnh phi thường. Mâu thuẫn đầu tiên là chính nụ cười. Nếu chúng ta chia khuôn mặt thành hai nửa bằng nhau, ngay lập tức trở nên rõ ràng rằng chính nụ cười chứa đựng một mâu thuẫn - một nửa là mỉm cười, nhưng nửa kia là nghiêm nghị.

Sự mâu thuẫn này thể hiện sự phức tạp của cảm xúc con người, trong đó những cảm xúc mâu thuẫn thường cùng tồn tại. Niccolo Machiavelli (1469-1527) một người bạn suốt đời của Leonardo, đã quan sát tỉ mỉ những tai ương của xã hội nơi mà ông sống. Ông đã viết những dòng sau đây để thể hiện bi kịch thời đại của mình, điều mà Leonardo cũng rõ hơn ai hết:

"Io rido, e rider non passa dentero;
Io ardo, e l'arion mia non par di fore. "
(Tôi cười mà tiếng cười này chẳng ở trong tôi;
Tôi bừng cháy mà nhiệt huyết chẳng thể tỏ ra ngoài.)

Tình cảm của con người hiếm khi đơn giản. Chúng ta có thể cười và khóc cùng một lúc. Đây là một biểu hiện sâu sắc của tình cảm con người trong tất cả sự phức tạp của nó. Ở đây chúng ta có sự đan xen của buồn vui lẫn lộn thứ mang lại cho cuộc sống vẻ đẹp đặc biệt cho chính nó và khuấy động trong chúng ta xúc cảm sâu lắng.

Trong bức tranh này, cảm xúc của con người được kết nối mật thiết với những khuynh hướng của sự căng thẳng và mâu thuẫn nơi thế giới bên ngoài chúng ta. Có một hàm ý song hành giữa điều này và hình dáng con người. Trong chúng ta là ánh sáng và bóng tối, tiếng cười và nước mắt, niềm vui và nỗi buồn. Và những yếu tố và cảm xúc trái ngược này cùng tồn tại và đấu tranh trong chúng ta, cũng như ánh sáng và bóng tối trong thế giới tự nhiên.

Mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, giữa cuộc sống hữu cơ và vô cơ được gợi ý bởi mái tóc của cô, nó xõa xuống với những lọn xoăn gợi nhớ đến những xoáy nước. Bộ váy của cô ấy không theo phong cách Phục hưng mà theo phong cách cổ điển xuyên thời gian. Nó cuộn xoáy giống như nước, gợi ra một mối quan hệ của nhân vật chính với cái nền tự nhiên. Điều này nhấn mạnh cùng một ý tưởng về sự thay đổi liên tục. Ngay cả tư thế của người mẫu cũng gợi ý cho sự thay đổi và chuyển động. Cô ấy đang ngồi trên một chiếc ghế với cơ thể hướng về một phía trong khi khuôn mặt hướng về phía chúng ta. Sự vặn mình này là một thủ thuật nổi tiếng (được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia ngày nay) để gợi ý cho sự chuyển động.

Sự dịu dàng của khuôn mặt che giấu sự tồn tại của những lực lượng bí ẩn vô hình - những đam mê ẩn nấp giữa bề mặt và cái gì đó nguy hiểm và không thể kiểm soát được cũng giống như các lực lượng của tự nhiên chưa được kiểm soát. Hình minh họa trong bức tranh Mona Lisa nổi lên từ một khung cảnh không kém phần kỳ lạ và mơ hồ. Cũng giống như nụ cười có “sự không cân xứng”, phong cảnh nghiêng về phía trước, và thực từa tựa như sự đe dọa. Sự mơ hồ trong nụ cười của cô như sự vang vọng từ thiên nhiên.

Có một thông điệp có tính chất phá vỡ sâu sắc trong tất cả điều này. Trong một bài viết rất sâu sắc mang tên “câu chuyện đằng sau nụ cười” ( Radio Times, ngày 3-9 Tháng năm, 2003) Nicholas Rossiter viết: “Leonardo đang làm sáng tỏ một quá trình liên tục của sự tiến hóa trong giới tự nhiên qua hàng thiên niên kỷ, và đang thách thức các lý thuyết của kinh thánh nơi ghi nhận là nó được tạo ra bởi Chúa chỉ trong sáu ngày.” (Radio Times, ngày 3-9 tháng 5 năm 2003.)

Đặc thù và phổ biến

Bức tranh cũng gợi ra một mâu thuẫn khác - sự thống nhất giữa đặc thù và phổ biến. Bối cảnh là tự nhiên - sự phổ biến vượt thời gian - nhưng nhân vật ở phía trước là cực kỳ cá nhân và thuộc về ngay lúc này. Trước mặt chúng ta là một khoảnh khắc duy nhất, thoáng qua trong thời gian, đó là khoảnh khắc khó nắm bắt khi một nụ cười bắt đầu hình thành trên môi, hoặc cũng có thể bắt đầu tan biến - một khoảnh khắc trở nên trái ngược với sự vô cùng và vô tận của tự nhiên. Hai yếu tố đối lập ở đây được thấy trong sự thống nhất của chúng.

Bối cảnh, dường như chỉ chiếm một vị trí thứ cấp, trên thực tế đóng một phần rất quan trọng trong bức tranh. Trong nền chúng ta thấy những khối đá kỳ dị, giống như một nơi trong thung lũng Arno mà người dân địa phương gọi là Thung lũng Địa ngục. Các trầm tích được bồi đắp này hình thành do sự xói mòn của dãy Apennine. Leonardo đã say mê với địa chất học và lấp đầy nhiều trang vở của mình bằng những quan sát của bản thân về khu vực này.

Chúng ta cũng thấy một cái gì đó giống như cầu Buriano, bắc qua sông Arno khoảng 40 dặm từ Florence. Leonardo cũng khá quen thuộc với cây cầu này bởi tầm quan trọng về kinh tế và quân sự của nó đối với thành phố Arezzo, nơi mà ông được Cesare Borgia nổi tiếng thuê làm kỹ sư quân sự. Thời niên thiếu, Leonardo đã chứng kiến ​​những hậu quả thảm khốc của trận lụt Arno. Ở đây, dòng sông được miêu tả chảy xuống từ những ngọn núi, cắt một con đường xuyên qua thung lũng trên đường ra biển.

Bên dưới bề mặt tĩnh tại của tự nhiên, các lực lượng đáng sợ và không thể kiểm soát được ẩn giấu, mặc dù sự hiện diện của chúng có thể được cảm nhận bằng trực giác. Trong tầm nhìn này, thiên nhiên không bao giờ tĩnh tại, mà liên tục thay đổi - và thay đổi thành thứ đối lập với chính nó. Ngọn núi với những đỉnh tháp trong nền cao quá - nó có nguy cơ sụp đổ. Dòng sông quá đầy - nó có nguy cơ bị tràn. Hai hồ nước ở hai bên của khuôn mặt đã được đặt một cách có chủ ý ở những mức phi lý, trong đó một cái dường như nghiêng về cái bên kia.

Ở đây chúng ta có vòng luân hồi sinh tử bất tận, không ngừng nghỉ - của sự trỗi dậy và sụp đổ của những ngọn núi, sự ra đời và chết đi của những dòng sông. Cảm giác này về sự thay đổi trong tự nhiên là một ý tưởng đã ăn sâu vào Leonardo.

Hình vẽ ở tiền cảnh nổi lên từ một nền tảng của tự nhiên và được liên kết mật thiết với nó. Yếu tố chủ yếu trong bức tranh là nước, cả ở hai hồ và trên sông (có lẽ là Arno). Điều này có một ý nghĩa triết học sâu sắc. Yếu tố nào dễ thay đổi và do đó vô hình hơn sự di chuyển của nước? Heraclitus đã nói: “Chúng ta đắm mình mà lại không đắm mình vào dòng sông; chúng ta là mà không phải là”. Đây là ý tưởng triết học đã thấm vào bức tranh.

Sự sống và cái chết

Trong bức tranh này, phổ biến hòa hợp với đặc thù và không thể nào phân biệt được từ nó. Mặc dù Mona Lisa được cá tính hóa một cách cao độ đến mức khó quên, nhưng cô cũng là một sự khái quát hóa - người phụ nữ trường tồn, vượt trên mọi thời gian và không gian - xuất hiện ngoài tự nhiên và tượng trưng cho nguyên tắc khái quát trường tồn trong chính nó. Và ở đây một bí ẩn khác về nàng Mona Lisa trở nên rõ ràng: cô ấy rõ ràng đang mang thai. Điều này là rõ ràng từ vị trí của bàn tay cô, đang nằm nhẹ nhàng trên bụng cô.

Đối tượng của bức chân dung được cho là Lisa del Giocondo (được biết đến là cái tên phổ biến của La Gioconda). Giả thuyết này dường như được ủng hộ bởi thực tế là Mona Lisa đang đeo khăn che mặt màu đen. Rõ là con gái của Lisa del Giocondo đã chết năm 1499, bốn năm trước khi Leonardo bắt đầu vẽ tranh. Vì vậy, đó là về cái chết và cũng là về cuộc sống mới. Trên một mặt, mặt khác, cô ấy dường như đang mang thai. Không có sự sống mà không có cái chết và ngược lại.

Ở thời điểm mà ông đang làm việc trên Mona Lisa, Leonardo đã mổ xẻ xác chết của những người phụ nữ đã chết và kiểm tra thai nhi - một hành động hoàn toàn bất hợp pháp - để hiểu rõ hơn về giải phẫu của phụ nữ và bí ẩn của việc sinh nở. Bởi độ chính xác đến mức đáng kinh ngạc từ những bức vẽ của ông mà sau đó chúng đã được sử dụng bởi các sinh viên ngành giải phẫu.

Trong bức tranh này, chúng ta có cảm giác về một niềm đam mê bị che giấu (hoặc bị kìm nén) - loại đam mê thường được coi là nguy hiểm vì nó đe dọa phá vỡ trật tự đã được thiết lập, và vì nó không thể kiểm soát được. Nó nhắc nhở chúng ta rằng bên dưới bề ngoài của sự tĩnh tại, những lực lượng đáng sợ đang tích tụ và có thể phá hủy chúng ta. Điều này đúng cả với tự nhiên vô tri (lũ lụt, tuyết lở, núi lửa, động đất, bão) và bản chất con người (những xúc cảm không thể kiểm soát như giận dữ, sợ hãi, thịnh nộ, ghen tuông và bất cứ điều gì liên quan đến ham muốn tình dục). Tất cả những thứ này ẩn nấp bên dưới bề mặt mọi lúc.

Trong nghiên cứu về Leonardo, Freud suy đoán rằng những bức tranh như Mona Lisa thể hiện những khuynh hướng tình dục vô thức liên quan đến những trải nghiệm thời thơ ấu của Leonardo. Ông đã mất mẹ, mặc dù bà rõ ràng đã đóng vai trò như một nhũ mẫu trong ba năm đầu đời của ông. Vì vậy, ông hẳn vẫn có một số hồi ức về tình yêu và tình cảm tự nhiên của người mẹ. Sau này ông cũng có một người mẹ kế, người cũng đã đối xử với đứa trẻ rất dịu dàng.

Đây có phải là sự dịu dàng của người mẹ thứ được phản ánh trong khuôn mặt của người phụ nữ này, liên quan đến các ham muốn tình dục vô thức? Có thể, mặc dù phải nói rằng có rất nhiều giả định của Freud trong bài tiểu luận này là gượng ép và độc đoán. Nhưng giống như trong mọi trường hợp vấn đề không kết thúc ở đó. Nếu tất cả những gì bức tranh của Leonardo thể hiện là một thông điệp cá nhân thuần túy thứ phản ánh trạng thái tâm lý của người nghệ sĩ thì nó không bao giờ có thể có hiệu ứng phổ biến mà nó đã có.

Những bức tranh này cho ta một ấn tượng tuyệt vời về sự trôi đi của thời gian và đồng thời là một cảm giác về sự vĩnh cửu. Ngoài ra còn có ý tưởng về thế hệ, về yếu tố sinh sản hữu tính như là nguyên tắc tái sinh của tự nhiên. Tuy nhiên, có thể có một thông điệp khác trong cách Leonardo miêu tả mái tóc của Gioconda. Trong thế kỷ thứ XVI ở Ý, đó được coi là khiếm nhã đối với một người phụ nữ khi để mặc mái tóc của cô treo trên vai cô như chúng ta đã thấy ở đây: mái tóc buông lơi, xuề xòa là đồng nghĩa với sự phóng đãng. Có vẻ như Lisa del Giocondo và chồng của cô đã không chấp nhận bức tranh, và đây có thể là một phần lý do cho sự không vừa lòng của họ.

Ở đây không có gì là chính nó trong cái nhìn đầu tiên. Ngay cả những gì dường như là phẩm chất của giới nữ hóa ra lại là một thứ khác. Sự thống nhất của các mặt đối lập được truyền tải công bằng bởi thực tế là Mona Lisa - và nhiều phụ nữ khác của Leonardo - thực sự rất nam tính , nghĩa là chúng có chứa các yếu tố của cả nam và nữ. Điều này có thể được nhìn thấy rõ rệt trên quai hàm - một đặc tính nam. Lý tưởng cho cái đẹp là một nửa nam, một nửa nữ - một quan niệm nổi tiếng trong nghệ thuật Hy Lạp cổ điển.

Người ta thường nhận xét rằng khuôn mặt những người phụ nữ của Leonardo có một đặc điểm kỳ lạ. Có một lời giải thích cho điều này. Người ta đã xác định rằng tỷ lệ của những khuôn mặt này tương ứng chính xác với khuôn mặt của Leonardo trong bức ảnh tự sướng của anh ta. Ở đây chúng ta có sự thống nhất của các mặt đối lập đạt tới cực độ: ở đây chúng ta có sự thống nhất giữa nam và nữ, hoàn toàn hòa lẫn và không phân biệt. Đàn ông và phụ nữ làm một.

Khuôn mặt của Mona Lisa, dường như là một chân dung độc đáo và không thể lặp lại của một cá nhân, trên thực tế, lại không phải là duy nhất. Khuôn mặt giống nhau và biểu cảm bí ẩn giống nhau có thể được nhìn thấy trong bức tranh tuyệt vời về Đức Trinh Nữ với Thánh Anne. Nó thậm chí không phải là khuôn mặt của một người phụ nữ, mặc dù nó có vẻ là vậy. Từ việc đo lường và so sánh các khuôn mặt, người ta đã kết luận rằng tất cả chúng đều mang cùng một khuôn mặt: đó là khuôn mặt của chính Leonardo.

Những năm cuối đời: nước Pháp

Người ta nói rằng một kẻ tiên tri thì không được tôn kính ở quê nhà của mình. Giờ đây khi đã có dấu hiệu của tuổi tác, và với mối đe dọa của sự phẫn nộ từ Giáo hoàng luôn treo trên đầu, cuối cùng đã khiến ông quyết định rời khỏi nước Ý của các linh mục. Ông đã trải qua những năm cuối đời ở Pháp, nơi mà ông được thừa nhận với danh dự trọn vẹn tại tòa án hoàng gia. Chúng ta có một bức chân dung kỳ diệu của Leonardo như một ông già được vẽ vào thời điểm này. Ông đã không bao giờ trở lại Ý.

Thất bại của Ý để đạt được sự đoàn kết quốc gia có nghĩa là tiềm năng tuyệt vời này không thể được thực hiện. Ý ngày càng trở thành cái ao tù về kinh tế và văn hóa. Trung tâm của lịch sử thế giới đang di chuyển khỏi Ý để đến các quốc gia mới, Pháp và Anh. Họ thành những ngôi sao đang lên, trong khi đó Ý sắp bước vào một kỷ nguyên suy tàn sẽ kéo dài hàng thế kỷ, cho đến khi nó cuối cùng cũng được thống nhất bằng các biện pháp cách mạng.

Chúng ta có thể nhận ra thực tế là Leonardo đã dành những năm cuối đời mình ở Pháp như một biểu hiện cho sự thật này, hoặc ít nhất là một dự đoán về nó. Bị bỏ rơi ở quê hương Ý, nơi ánh sáng của ông dần bị lu mờ trước sự trỗi dậy của Michelangelo và Rafael, trong khi ở Pháp ông già nhận được sự chào đón như một anh hùng, ở đây ông được tôn sùng như là nghệ sĩ vĩ đại nhất trong thời đại của mình. Vua Pháp là một trong những vị vua thời Phục hưng, người mà khi không tham gia vào các cuộc chiến tranh và săn bắn, đã rất quan tâm đến những ý tưởng và nghệ thuật. Francis I khao khát mang đến cho tòa án của mình không khí của một tòa án thời Phục hưng giống Ý bằng cách nhập khẩu các nghệ sĩ và nhà văn, bao gồm không chỉ Leonardo mà cả Cellini.

Ông đã để Leonardo ở trong một dinh thự nguy nga gần cung điện hoàng gia nơi ông có thể dễ dàng tiếp cận anh ta. Nó như là một sự tôn kính mà Francis dành cho ông cụ và cũng để tiện cho những cuộc trò chuyện kéo dài giữa hai người, trong đó Leonardo làm ông phải ngạc nhiên bởi một loạt các chủ đề mà ông có hiểu biết sâu. Không những vậy rõ ràng Francis đã xem Leonardo như là một triết gia vĩ đại hơn là một nghệ sĩ vĩ đại (phải nhớ rằng thời đó triết học đồng nghĩa với khoa học).

Bức tranh Lisa del Giocondo rõ ràng có ý nghĩa sâu sắc đối với Leonardo, đến mức nó không bao giờ được giao cho những người đã ủy thác nó. Ông đã mang nó bên mình suốt 16 năm cuối đời, và cả trong cuộc tha hương cuối cùng tới nước Pháp. Rõ ràng tầm quan trọng của nó đối với ông lớn hơn nhiều so với giá trị nghệ thuật của nó. Do đó, Mona Lisa đã kết thúc ở Pháp, nơi Leonardo bán nó cho Vua Francois I, người đã treo nó trong… phòng tắm! Đây có lẽ là nguyên nhân của vô số vết nứt nhỏ trong bức tranh. Các tác phẩm khác của Leonardo cũng phải chịu sự thờ ơ hoặc đối xử tệ bạc: các tu sĩ người Milan dốt nát đã đục một cánh cửa thông qua tác phẩm Bữa tối cuối cùng của ông.

Giống như Aristotle và Hegel, Leonardo có một trí tuệ bách khoa thực sự. Leonardo - con người của thời Phục hưng - là một nhà khoa học và cũng là một triết gia. Dường như cho đến cuối đời, ông đã cố gắng tập trung nhiều cuốn sổ tay của mình vào những nghiên cứu khác nhau. Nếu thành công, hẳn cái ông tạo ra sẽ là một từ điển bách khoa triết học mà phải rất lâu sau đó Diderot và D'Alembert mới làm được vào thế kỷ thứ XVIII ở Pháp. Đây là khía cạnh mà Leonard đã gây ấn tượng mạnh với ân nhân của ông lúc xế chiều. Sau khi ông qua đời ở tuổi 67, vua Pháp đã nói rằng ông là một “triết gia vô cùng vĩ đại”. Cho tới cùng, ông giống một triết gia hơn là một nghệ sĩ. Trong thực tế, ông là cả hai. Điều này là điển hình của con người thời Phục hưng, sự kết hợp trong mỗi người vai trò của người nghệ sĩ, nhà điêu khắc, nhà khoa học, triết gia, nhà ngoại giao và nhà phát minh.

Danh tiếng của Leonardo như một nghệ sĩ chỉ dựa vào một số ít các bức tranh. Số lượng sản phẩm nghệ thuật của Leonardo đã bị hạn chế vì ông là người cầu toàn. Ông nói: “Tôi có tội với Chúa và nhân loại vì công việc của tôi đã không đạt được chất lượng mà nó cần có.” Đó là lý do vì sao ông thường bắt đầu một công việc mà không bao giờ hoàn thành nó. Tất cả những lời kêu ca và đe dọa của những người chủ nóng nảy của ông đều khiến ông thờ ơ. Chỉ có Bậc thầy duy nhất được ông thừa nhận là bản thân nghệ thuật. Như thể đối với ông, chính hành động sáng tạo mới là mục tiêu, kết quả cuối cùng nhìn chung không quan trọng. Đây rõ ràng là những gì ông muốn nói khi ông viết: “Nghệ thuật không bao giờ kết thúc, chỉ bị bỏ rơi.”

Với Michelangelo, nghệ thuật Phục hưng Ý đạt đến cấp độ hoàn hảo mới. Nhưng Michelangelo bị thúc đẩy bởi cảm hứng tôn giáo, trong khi Leonardo, con người thực sự của thời Phục hưng, hoàn toàn không theo tôn giáo. Cuối cùng, Michelangelo đã làm những gì mà các bậc thầy của ông trong Giáo hội mong muốn, trong khi Leonardo là một tinh thần tự do và độc lập - một kẻ nổi loạn tự nhiên.

Tuy nhiên, với Leonardo, chúng ta thấy một sự bén duyên hoàn hảo của khoa học, kỹ thuật, triết học với nghệ thuật. Ông đã thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng về quang học để tìm hiểu bản chất của ánh sáng và bóng tối và sau đó áp dụng kiến ​​thức khoa học này vào bức tranh của mình. Ông cũng làm như vậy với giải phẫu, và thậm chí nghiên cứu phôi người để có cái nhìn sâu sắc hơn về cơ thể phụ nữ trước khi mô tả người phụ nữ mang thai trong Mona Lisa.

Có lẽ chưa bao giờ có một nghệ sĩ vĩ đại hơn Leonardo trong lịch sử thế giới. Đó không chỉ là một vấn đề về kỹ thuật của anh ấy, thứ tiên tiến đến mức mà thậm chí cho tới ngày nay các chuyên gia cũng không thể biết làm thế nào anh ấy có thể đạt được những hiệu ứng ấy, hoặc thậm chí làm thế nào anh ấy tạo nên màu sắc cho mình. Nghệ thuật này không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ, không chỉ hoàn hảo về mặt kỹ thuật mà còn chứa một ý tưởng triết học sâu sắc.

Cả đời Leonardo đã bị thúc đẩy bởi một sự ham hiểu biết vô tận về thế giới. Anh tò mò về tất cả mọi thứ dưới ánh sáng mặt trời, và sự tò mò này đã dẫn anh đi theo nhiều hướng khác nhau. Chính vì lý do đó mà rất nhiều dự án của anh vẫn còn dang dở. Tinh thần hiếu động, ham hiểu biết của anh - vốn là tinh thần của thời đại anh sống - không cho phép anh đứng yên dù chỉ giây lát, và một vài kiếp có lẽ vẫn sẽ không đủ để anh tự mình hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Trên hết, Leonardo là một người quan sát sắc sảo về thế giới tự nhiên. Bàn tay chết cứng của tôn giáo đã kết án thực tế vật chất là việc làm của ma quỷ, dạy bảo những người đàn ông và phụ nữ phải biết xấu hổ về chính cơ thể của họ và chỉ được hướng ánh mắt của mình lên Thiên đàng hoặc hướng về sự cứu rỗi linh hồn vĩnh cửu của họ. Đây là sự tương phản với tầm nhìn của khoa học mới. Tầm nhìn thế giới của Leonardo về cơ bản là duy vật và khoa học. Anh ấy nói: “Chỉ có sự quan sát mới là chìa khóa cho sự hiểu biết” và “tất cả các kiến ​​thức của chúng ta đều có nguồn gốc từ nhận thức của chính chúng ta.”

Ông cũng đã viết: “Mặc dù thiên nhiên bắt đầu với lý trí và kết thúc bằng kinh nghiệm, chúng ta cần phải làm ngược lại, nghĩa là bắt đầu với kinh nghiệm và từ đó để tiến hành sự khảo sát của lý trí.” Những câu này chứa đựng bản chất của tất cả các ngành khoa học hiện đại. Nhà nghiên cứu không biết mệt mỏi này đã không ngần ngại đặt câu hỏi về những quan điểm được thừa nhận bởi Giáo hội và đặt chân lên những con đường nguy hiểm.

Mặc dù nhấn mạnh vào sự quan sát, Leonardo không phải là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm thô thiển. Ông cũng viết: “Những người yêu thích thực hành mà không có kiến ​​thức giống như thủy thủ lên tàu mà không có bánh lái hay la bàn và không bao giờ có thể chắc chắn liệu mình đang đi đâu. Thực tiễn phải luôn luôn được đặt cơ sở trên thanh âm lý thuyết, và Viễn cảnh này là thứ dẫn lối và cửa ngõ; không có điều này, không có gì có thể được thực hiện tốt trong vấn đề hội họa.”

Ông nhận ra rằng trật tự phát sinh từ sự hỗn loạn và chính ý tưởng sâu sắc và biện chứng này là trung tâm của Mona Lisa. Nhưng điều ngược lại cũng đúng: bên dưới thực tế rõ ràng tĩnh tại và ổn định, có những lực lượng có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Ý tưởng này thể hiện hoàn hảo thời kỳ hỗn loạn của nước Ý nơi anh được sinh ra với những thử thách và đau khổ mà anh cùng chia sẻ. Những đường nét sâu khắc trên khuôn mặt của anh như một ông già đã kể lại toàn bộ câu chuyện. Đây là một bức tranh về sự đau khổ đã được vượt qua bởi sự cam chịu lặng lẽ của cái cao cả tuổi già. Các mâu thuẫn cuối cùng đã tìm thấy một giải pháp.

Cuối cùng, ông đã nói rằng chỉ cần một ngày được chi tiêu tốt sẽ dẫn đến sự nghỉ ngơi trong viên mãn, vì vậy một cuộc sống cũng mang đến một cái chết viên mãn. Chúng ta sẽ để lại lời cuối cùng cho Leonardo: “Tôi yêu những người có thể mỉm cười trước khó khăn, những người có thể rút ra được kết luận mạnh mẽ từ nghịch cảnh và vươn lên dũng cảm bằng sự phê phán. Đây là việc khó khăn khiến những kẻ trí tuệ nhỏ bé chùn bước, nhưng họ những người mà trái tim kiên định và lấy lương tâm làm dẫn lối, sẽ theo đuổi các nguyên tắc của mình tới khi nhắm mắt xuôi tay."

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.