HỆ THỐNG TƯ BẢN TRONG VỤ NỔ LÕI

Dịch coronavirus đã trở thành chất xúc tác cho một thảm họa trên thị trường chứng khoán, với sự sụt giảm nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trong cái gọi là ‘Ngày thứ Hai Đen tối’. Dịch bệnh này là một tai nạn lịch sử thứ đã phơi bày căn bệnh trầm kha của hệ thống tư bản, điều bất cứ lúc nào cũng có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái thậm chí còn trầm trọng hơn năm 2008, Rob Sewell (biên tập viên của Kháng cáo Xã hội) lý giải.


“Người dân đang sợ hãi”, lời của Andrew Sullivan, giám đốc công ty môi giới Pearl Bridge Partners ở Hong Kong, hàm ý một vụ nổ lõi mà hệ thống tư bản phải đối mặt. (Meltdown: Là hiện tượng mà lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy dẫn tới năng lượng phóng xạ bị phát tán.)

Đây là sự trở lại của Ngày thứ hai Đen tối. Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới, từ London tới Tokyo, đang rớt tự do. Mọi dấu hiệu đang chỉ ra một sự lặp lại của năm 2008 nhưng trên một cấp độ cao hơn. Nói cách khác, chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng thế giới sâu sắc.

“Các vấn đề kinh tế của họ sẽ lây lan như virus”, tuyên bố bởi Ray Dalio, trùm tỷ phú tư bản, trong một bài phê bình.

Ngay phiên mở cửa sáng nay chứng khoán châu u đã sụt giảm, với FTSE 100 của London giảm 7,7% và đang hướng tới một ngày tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-09. S&P 500 của Phố Wall đã giảm 7%, giao dịch phải ngừng mất 15 phút và khiến nó trở thành sự sụt giảm nặng nề nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Dax của Đức và Cac 40 của Pháp giảm hơn sáu phần trăm cũng như chỉ số Stoxx Europe 600, theo dấu các công ty lớn nhất trong khu vực, trượt gần tám phần trăm. Dầu thô đang theo hướng sụt giảm lớn nhất trong một ngày kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Tăng trưởng ở Trung Quốc đang sụt giảm, từ mức tăng trưởng 6% xuống còn 2% và hầu như chắc chắn trong vùng tiêu cực (negative territory), lần đầu tiên kể từ năm 1976. Xuất khẩu đã sụp đổ và nhập khẩu giảm. Trong tháng hai, ngành công nghiệp sản xuất đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trên biểu đồ. Số liệu gần đây từ Thời báo Tài chính (Financial Times) đã ước lượng mức khả dụng kinh tế dưới 20%. Trong quá khứ, Trung Quốc là động lực của chủ nghĩa tư bản thế giới. Giờ đây điều đó đã bị đảo lộn, với hậu quả tai hại. Châu u đang hướng tới suy thoái, Nhật Bản cũng không thoát. Trong khi “Các nền kinh tế mới nổi” sẽ phải đối mặt với một sự co thắt hàng loạt.

OECD đã cảnh báo rằng tăng trưởng thế giới có thể giảm xuống mức 1,5%, nhưng ngay cả điều này xem ra vẫn có vẻ lạc quan.

“Điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế vẫn còn chờ đợi ở phía trước”, lời của Joachim Fels, cố vấn kinh tế toàn cầu tại công ty quản lý tài sản Pimco ở Mỹ. Ông cũng nói thêm rằng một cuộc suy thoái ở Mỹ và khu vực đồng euro trong nửa đầu năm hiện nay là “một khả năng dễ nhận thấy” và Nhật Bản thì “cực kỳ chắc chắn”.

Ông Fels rõ ràng là vòng vo. Sự đình trệ đang diễn ra trước mắt chúng ta. Tất cả các công ty zombie vẫn còn sống được là nhờ lãi suất thấp kịch sàn.

Chính xác hơn cả là nhận xét của nhà phân tích của Gavekal Research, Tom Holland. “Nếu bạn từng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó ném lựu đạn vào một cuộc tắm máu, thì bây giờ bạn đã biết. Nó không dễ coi cho lắm”, anh nói.

Bệnh từ hệ thống

Dịch coronavirus không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, mà là một tác nhân gây ra phản ứng dây chuyền kinh tế. Điều này sẽ ngày một tăng cường khi thêm nhiều lĩnh vực bị cuốn vào cuộc khủng hoảng. Nó sẽ giống như vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl, nơi mà một khi quá trình bắt đầu, nó không thể bị ngăn chặn.

Virus hoạt động như một tác nhân khởi phát tương tự cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đẩy thế giới vào cuộc suy thoái năm 1974, hoặc sự bùng nổ của bong bóng Dot-com gây ra suy thoái kinh tế 2000-2001, hay sự sụt giá dưới chuẩn gây ra sự sụp đổ năm 2008-9. Ngay như suy thoái 1929-33 được thúc đẩy bởi sự sụp đổ của phố Wall, một sản phẩm của sự đầu cơ trước đó. Mỗi thứ theo cách riêng của chúng đóng vai trò như chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, vốn đã được tích tụ từ trước. Bất cứ điều gì cũng có thể kích hoạt chuỗi phản ứng, bất kỳ tai nạn nào cũng có thể đóng vai trò này.

Tất cả các biện pháp mà các ngân hàng trung ương đã thực hiện để kéo dài cái gọi là “Sự phục hồi” - sự phục hồi lâu nhất từng được ghi lại - sẽ biến thành thứ đối nghịch với chính chúng. Về cơ bản, đạn dược đã cạn để có thể chống lại đợt sụt giảm tiếp theo. Nhưng một khi sự sụt giảm cuối cùng cũng đến nó sẽ tồi tệ hơn nhiều so với trong quá khứ. Đây là những gì đang xảy ra lúc này.

Mức nợ của chính phủ trên khắp thế giới đã tăng lên kể từ cuộc suy thoái năm 2008, đạt đến mức chưa từng thấy trước đây. Một phân tích của Deutsche Bank cho thấy các nền kinh tế lớn trên thế giới có mức nợ vô cùng to lớn, mức cao nhất trong 150 năm qua, điều đã trở nên không bền vững.

Theo Thời báo Tài chính, những ước tính cho thấy mức nợ thế giới hiện đã vượt quá 250 nghìn tỷ USD, tương đương với 320% tổng sản phẩm nội địa thế giới, một nửa trong số đó là ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là một chuỗi domino đã sẵn sàng sụp đổ. Giờ đây viễn cảnh mà họ phải đối mặt là thực hiện các gói cứu trợ lớn trong thời điểm không thể tồi tệ hơn.

“Bởi những hành động hung hăng của họ trong thập kỷ vừa qua, các ngân hàng trung ương đã tự bẫy mình một cách hiệu quả khi liên tục can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ. Có thể nói rằng họ đã vượt qua điểm không thể quay trở lại”, lời của Jim Reid của Deutsche.

Với lãi suất cận 0, một số ngân hàng đang gặp khó khăn nghiêm trọng tại thời điểm này, vì sự dồn nén biên lợi nhuận. Fed vừa mới cắt giảm lãi suất và những người khác có thể sẽ làm theo, nhưng điều này sẽ không tạo ra sự khác biệt đối với nền kinh tế rộng lớn, và sẽ làm suy yếu thêm một số ngân hàng. Nhưng không có sự thay thế nào khác. Trong khi JP Morgan đang kiếm được rất nhiều tiền, những người khác, như Bank of America, với cơ sở tiền gửi giá rẻ của nó, đã mất tới 80 tỷ đô la vốn hóa thị trường chỉ trong vài tuần. Ngân hàng Thung lũng Silicon đã mất hơn một phần ba giá trị của nó. Có 5.200 ngân hàng, vừa và nhỏ, ở Mỹ sắp bị ảnh hưởng nặng nề và sẽ sớm bị nuốt bởi các ngân hàng lớn.

Sự lan rộng của toàn cầu hóa, có lợi cho chủ nghĩa tư bản bằng cách tăng cường thương mại thế giới, hiện đang bị đẩy ngược trở lại. Các chuỗi cung ứng rộng lớn, dây chuyền sản xuất chính xác, phải đối mặt với sự gián đoạn hàng loạt. Tất cả các yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ đang một cách biện chứng biến thành thứ đối nghịch với chúng.

Theo Resilinc, một nhóm có trụ sở tại California theo dấu hàng triệu bộ phận để lập bản đồ chuỗi cung ứng, đã phát hiện ra rằng khoảng 1.800 cấu kiện cho sản xuất là được sản xuất tại các khu vực cách ly của Trung Quốc.

“Điều đáng sợ nhất mà chúng ta thấy là một số lượng cực lớn các bộ phận [sản xuất trong và xung quanh Hồ Bắc] như các nắp (caps) và điện trở - những thứ nhỏ bé mà chẳng ai quan tâm - cộng với các thành phần nhiệt, nhựa và chất dẻo tổng hợp, và tấm kim loại”, lời của Bindiya Vakil, giám đốc điều hành của Resilinc.

Đây là tương đương với việc ném cờ lê vào công trình (Lời của người dịch: thành ngữ của người Anh mà người dịch chưa tìm được câu cùng nghĩa trong tiếng Việt). Hay vỗ cánh bướm để tạo ra một cơn bão ở đầu kia của thế giới.

Cô ấy cảnh báo rằng “không có chuỗi cung ứng nào sẽ không bị ảnh hưởng” và dự đoán tới 70% các công ty chế tạo toàn cầu có thể bị cắt mất nguồn cung những bộ phận ngẫu nhiên. Ford đã ở vị trí này vào năm 2011 và đã bị buộc, cùng với những người khác, phải đóng cửa các nhà máy.

Như Peter Hasenkamp, ​​người đã tham gia vào kế hoạch chuỗi cung ứng cho Tesla Model S, cho biết: “Cần tới 2.500 cấu kiện để làm nên một chiếc xe hơi, chỉ thiếu một thôi là không thể.”

Vụ nổ lõi

Với cuộc khủng hoảng kinh tế lần này, được kết hợp bởi coronavirus, thứ có nguy cơ trở thành đại dịch, các ngân hàng trung ương và các chính phủ tỏ ra bất lực.

Ray Dalio, tỷ phú kiêm đồng chủ tịch của Bridgewater Associates, đã đưa ra một cảnh báo thô lỗ, nhưng thực tế. “Nhìn lại những thời kỳ lịch sử đã qua thì những sự kiện tương tự thế này xảy ra”, ông ấy nói một cách quan ngại, “lần cuối là vào những năm 1930.”

“Bất cứ ai có kiến ​​thức và tỉnh táo sẽ nói với bạn rằng tác động kinh tế tiêu cực của sự bùng phát coronavirus có thể sẽ rất lớn, chính sách tiền tệ sẽ ít được sử dụng để chống lại nó, và sự phối hợp giữa các nhà lãnh đạo chính trị và ngân hàng trung ương vừa là cốt lõi nhưng lại bất khả thi”, ông ấy viết.

“Trong khi sự xuất hiện của coronavirus, và cú sốc kinh tế sẽ đến từ nó, là một sự bất ngờ, một số điều đã rõ ràng trong một thời gian... đó là rõ ràng một sự suy thoái kinh tế sẽ đến một ngày nào đó không từ tác nhân này thì tác nhân kia.” ( Thời báo tài chính , 9/3/20)

Những gì ông ấy nói là hoàn toàn chính xác. Cuộc khủng hoảng này sẽ là lớn. Trên cùng một quy mô như những năm 1930. Nhưng các chính sách mà giai cấp tư sản thường sử dụng để đối phó với nó bây giờ phần lớn vô dụng. Tình hình thế giới chưa bao giờ bấp bênh đến vậy. Vả lại, coronavirus là một “sự tình cờ”, và nó chỉ nên được coi là một “tác nhân kích hoạt”, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế là không thể tránh khỏi một lúc nào đó.

Ông ấy tiếp tục: “Giờ hãy tưởng tượng thêm sự kết hợp của sức khỏe và cú sốc kinh tế do sự bùng phát và nơi mà nó sẽ dẫn đến. Hãy tưởng tượng nhiều công ty bị tổn hại doanh thu, một số mắc nợ vì dòng tiền rẻ và các ưu đãi khác để vay, điều sẽ buộc họ phải cắt giảm các khoản trả cho nhân viên của họ mà vẫn không trả được nợ.”

Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ cắt giảm tiền lương và không trả được các khoản nợ của họ. Sẽ có những vụ phá sản trên diện rộng, và điều này đến lượt nó tăng cường hơn nữa. Họ lo sợ rằng, với các công ty không trả được nợ của mình, các thị trường nợ công ty, nơi mà mức độ “đòn bẩy” và nợ chung đã tăng lên, có thể dễ dàng dẫn tới bế tắc. “Những khuynh hướng tài chính thứ làm sự suy thoái tệ hơn là một rủi ro lớn”, lời của Adam Slater, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics.

Trong khi Fed đã cắt giảm một ít lãi suất và có khả năng cắt giảm hơn nữa về 0, Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) đang gắng theo kịp. Chỉ mấy tuần trước họ còn nói rằng triển vọng của nền kinh tế châu u có vẻ sáng sủa, giờ họ phải đối mặt với suy thoái kinh tế, với một phần ba dân số Ý đã bị cách ly. Các nền kinh tế của Pháp và Ý đều suy giảm trong quý cuối cùng của năm ngoái, trong khi Đức đã đi ngang. Đối với cả nền kinh tế khu vực đồng euro, đó là mức 1,2% trong năm 2019, mức tăng trưởng thấp nhất trong bảy năm, cơ hội cho một cuộc khủng hoảng chưa bao giờ thuận lợi hơn vậy.

“Vấn đề của một tỷ đô la là: nó sẽ duy trì được bao lâu?” lời của Jörg Asmussen, cựu kinh tế trưởng của ECB. “Đó là tạm thời? Bao nhiêu tháng nữa trước khi quá trình phục hồi hình chữ V bắt đầu?”

Hy vọng về suối nguồn tươi trẻ nơi tâm tư con người ( Lời người dịch: Đây là câu thơ mở đầu cho bài thơ “An Essay on Man” của Alexander Pope - Hàm ý thường là diễn tả tinh thần lạc quan của con người rằng rồi ngày mai sẽ tốt hơn). Chỉ vài tháng thôi, họ nghĩ, rồi sau đó mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Với quy mô của cuộc khủng hoảng, và đây mới chỉ là khởi đầu, nhiều người đang xem xét đó là chín tháng hoặc một năm. Nhưng vùng biển chưa được khám phá là nơi mà chúng ta đang thực sự ở.

Christine Lagarde, người đứng đầu ECB, bị kẹt giữa tảng đá và một nơi khó khăn. Không giống như Fed, ECB đã giữ lãi suất ở mức 0 và hiện đã hết các lựa chọn. Nó thực sự đã sớm cắt giảm lãi suất từ tháng chín xuống mức thấp kỷ lục dưới 0,5 phần trăm. Cái này chẳng khác gì là trả cho ngân hàng để giữ tiền cho bạn!

Bản thân Lagarde gần đây đã cho biết, "phạm vi đã bị thu hẹp một cách đáng kể" để cắt giảm lãi suất. Không thể nói gì hơn! Bởi những người này là những chiến lược gia hàng đầu của tư bản. Không có gì phải ngạc nhiên khi đã có những bất đồng mở trong ECB về chính sách. Khi bạn đứng bên mé một ngọn núi lửa đang phun trào, thật khó để suy nghĩ thông suốt.

Các thị trường tài chính tin rằng ECB sẽ buộc phải hành động. Họ đã tính đến việc giảm tỷ lệ cắt giảm vô nghĩa hơn nữa xuống còn 0,6%. Nhưng điều này sẽ không dẫn tới đâu. Chính sách tuyệt vọng này giống như dùng steroid, có thể có hiệu quả cao với liều lượng nhỏ nhưng không thể lâu dài, bởi chúng làm suy yếu hệ thống. Nói một cách đơn giản, thuốc mất tác dụng.

Họ đang nói về việc nhắm tới các khoản vay cho các doanh nghiệp, nhưng điều này giống như đập một con ruồi giữa dịch châu chấu. Nó cho thấy họ bất lực tới nhường nào khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này của chủ nghĩa tư bản.

Điều này trông giống như tua lại sự kiện khủng hoảng năm 2008, nhưng có lẽ sẽ sâu sắc hơn. Lúc đó, họ đã xoay sở để cứu được hệ thống tư bản và tránh một cuộc khủng hoảng mới. Điều này là nhờ nguồn tài nguyên khổng lồ được bơm vào nền kinh tế Trung Quốc, giữ cho kinh tế thế giới luôn phát triển.

Không lối thoát

Ngày nay, căng thẳng thương mại đã tăng lên và đang diễn ra những cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ (mặc dù đã có một thỏa thuận mong manh) và giữa Hoa Kỳ với Châu u. Với sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu, các cường quốc tư bản sẽ tìm cách thoát khỏi những vấn đề của họ bằng cách trút chúng lên kẻ khác. Điều này có thể dẫn đến sự chấp nhận một chính sách bần cùng hóa hàng xóm, cũng như sự phá giá cạnh tranh. Đây là những gì đã xảy ra vào năm 1930, với việc áp dụng Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley ở Mỹ và khởi đầu cho một cuộc chiến thương mại. Điều này là thảm họa và kết thúc với sự suy thoái toàn cầu trong những năm 1930.

Ngay bây giờ điều này có thể dễ dàng xảy ra với việc Trump ở trong Nhà Trắng, người nổi tiếng với chính sách "Nước Mỹ trước hết". Khuynh hướng của ông ta phù hợp với chủ nghĩa bảo hộ, có thể rất dễ dàng biến sự suy thoái thành đình trệ. Một khi nó bắt đầu, nó sẽ vô cùng khó khăn để dừng lại. Đó sẽ là một phản ứng dây chuyền, nơi các quốc gia khác cũng áp dụng chủ nghĩa bảo hộ để bảo vệ lợi ích của mình.

Chúng ta đã chứng kiến ​​một cuộc chiến thương mại (về giá) giữa Ả Rập Saudi với Nga, và Nga với Hoa Kỳ về giá dầu, nơi giá dầu thô đã giảm từ 65 đô la một thùng xuống còn 30 đô la một thùng ngày hôm nay. Đây là mức giảm giá lớn nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nhưng giá còn có thể giảm hơn nữa, có thể là 20 đô la. Chúng ta đang ở trên một vòng xoáy đi xuống sắc nét hơn nhiều.

Có một cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế tư sản về việc chúng ta có loại khủng hoảng nào, khủng hoảng cung, khủng hoảng cầu, hay chỉ đơn giản là một cú sốc tài chính - hay sự kết hợp của cả ba?

Họ không có khả năng để hiểu rằng đây là một cuộc khủng hoảng kinh điển của chủ nghĩa tư bản. Họ đã được giáo dục và hướng tới sự hiểu biết rằng chủ nghĩa tư bản không bao giờ phải chịu những khủng hoảng sâu sắc. Họ đã không học được gì từ cuộc suy thoái năm 2008: cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất đối với chủ nghĩa tư bản trong lịch sử của nó.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của họ được tóm tắt bởi Martin Wolf, nhà kinh tế trưởng của Thời báo Tài chính hồi giữa năm 2009:

"Ngày nay, họ đang phải vật lộn với cuộc suy thoái sâu sắc nhất kể từ những năm 1930, một hệ thống ngân hàng trên hỗ trợ sự sống cho chính phủ và nguy cơ của giảm phát. Làm thế nào mà nó lại sai lầm như vậy?"

Ông ấy tiếp tục: "Hầu hết chúng tôi - tôi cũng là một trong số đó - nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy Chén Thánh. Bây giờ chúng tôi biết đó là một ảo ảnh." ( FT , 6/5/09).

Khủng hoảng không thể tránh khỏi

Karl Marx từ lâu đã vạch trần những quy luật mâu thuẫn của nền kinh tế tư bản, đó là một điều đáng nguyền rủa với các nhà kinh tế tư sản. Họ chịu ảnh hưởng từ nhà kinh tế học người Pháp, Jean Baptiste Say, người bảo vệ ý tưởng về trạng thái cân bằng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản. Nhưng không hề có sự cân bằng như vậy.

Các nhà kinh tế học ngày nay, giống như David Ricardo trước họ, "không thể thừa nhận rằng phương thức sản xuất tư bản chứa đựng trong chính nó một rào cản đối với sự phát triển tự do của lực lượng sản xuất, một rào cản xuất hiện trong các cuộc khủng hoảng và đặc biệt là sản xuất quá mức - hiện tượng cơ bản trong các cuộc khủng hoảng", Marx nhấn mạnh. ('Lý thuyết về giá trị thặng dư, phần 2', Tr.527-528)

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chứa đựng trong chính nó mầm mống của sự suy thoái. Họ có thể giữ cho hệ thống tư bản hoạt động bằng tín dụng và các phương tiện nhân tạo khác, nhưng sớm hay muộn nó cũng đạt đến giới hạn của mình. "Ngân hàng và tín dụng trở thành phương tiện mạnh mẽ nhất để thúc đẩy sản xuất tư bản vượt qua giới hạn của chính nó," Marx giải thích. Tuy vậy, ông nói thêm một cách thận trọng, "và là một trong những phương tiện hiệu quả nhất cho khủng hoảng và lừa đảo." ( Tư bản, tập 3, Tr.593)

Một lần nữa, ông giải thích, "trong một hệ thống sản xuất nơi mà toàn bộ kết nối của quá trình tái sản xuất được dựa trên tín dụng, một cuộc khủng hoảng rõ ràng phải nổ ra nếu tín dụng bị rút đột ngột và chỉ tiền mặt được chấp nhận để thanh toán. Do đó, thoạt nhìn, toàn bộ cuộc khủng hoảng chỉ đơn giản là một cuộc khủng hoảng của tín dụng và tiền tệ." (Tư bản, tập 3, Tr.621)

Các lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đã vượt xa thị trường. Có một kho dự trữ khổng lồ của ô tô, thép, nhôm và các mặt hàng khác, và thậm chí có nhiều nhà máy đang nhàn rỗi hoặc chạy dưới công suất vì sổ đặt hàng trống rỗng. Các nhà kinh tế học tư sản gọi đây là "dư thừa công suất" (excess capacity). Nhưng nó là một sự phản ánh của sản xuất thừa hay thực tế là hệ thống đã đạt đến giới hạn của nó. Đó là lý do tại sao họ chỉ có thể sử dụng 80% công suất trong một sự bùng nổ và chỉ 70% trong một cuộc suy thoái. Vào tháng 11 năm 2019, công suất sử dụng trong nền sản xuất tại Hoa Kỳ là 75,1%. Tại Trung Quốc, trong quý 3 năm 2019 mức sử dụng công nghiệp là 76,1%, phản ánh sự phổ biến của vượt mức công suất ngay cả trong một "sự phục hồi".

Đây là sự phản ánh của một cuộc khủng hoảng hữu cơ của hệ thống tư bản. Sở hữu tư nhân và nhà nước dân tộc đã trở thành những kiết sử tuyệt đối cho sự phát triển của xã hội. Cơ sở cho khủng hoảng trong chủ nghĩa tư bản là nơi hệ thống đạt đến giới hạn của nó. Theo Marx, rào cản đối với sự phát triển của tư bản chính là tư bản. Giai cấp công nhân không thể mua lại sản phẩm mà họ sản xuất. Mặc dù các nhà tư bản có thể khắc phục mâu thuẫn này bằng cách đưa giá trị thặng dư này trở lại

đầu tư vốn, nhưng nó chỉ làm tăng năng lực sản xuất và dẫn đến sản xuất nhiều hơn. Thị trường không thể theo kịp điều này và tại một thời điểm nhất định là một cuộc khủng hoảng sản xuất thừa.

Cơ sở cho cuộc khủng hoảng tư bản đã được đặt ra trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, để nó xảy ra, nó đòi hỏi phải có một "tai nạn" để đẩy hệ thống tới cực hạn. Đây là những gì đã xảy ra lúc này. Tất cả các yếu tố đã thúc đẩy sự bùng nổ, bây giờ kết hợp với nhau để thúc đẩy suy thoái, thậm chí là đình trệ. Với tất cả những vật liệu dễ cháy tồn tại trên toàn thế giới, sự suy thoái này có sức tàn phá.

Một kịch bản như vậy sẽ phá vỡ các chính phủ ở khắp mọi nơi. Họ sẽ cố gắng làm cho giai cấp công nhân phải trả giá cho cuộc khủng hoảng, như trong giai đoạn 2008-20, kỷ nguyên của khắc khổ. Nhưng giai cấp công nhân sẽ chống trả. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi về sự lật đổ của chủ nghĩa tư bản sẽ đến trong tâm trí của quần chúng. Theo sau đó là các phong trào cách mạng.

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.