CORONAVIRUS Ở CHÂU PHI: ĐẢ ĐẢO CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC!

Đại dịch coronavirus là một bước ngoặt trong lịch sử. Nền kinh tế thế giới đang được bồi thêm một cú đòn tàn bạo. Ở các nước tư bản tiên tiến hệ thống y tế đã bị quá tải hoàn toàn do hậu quả của nhiều thập kỷ tấn công vào điều kiện sống. Bản chất không hiệu quả và kinh khủng của chủ nghĩa tư bản đã được thể hiện đầy đủ ở phương tây, nơi mà cho tới giờ mọi người ít ra vẫn còn được hưởng một sự tồn tại bán văn minh. Nhưng ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh, hậu quả của một đợt bùng phát toàn diện sẽ còn thảm khốc hơn nhiều.


Toàn bộ hậu quả thảm khốc của COVID-19 ở Châu Phi là không khó dự đoán, nơi mà sự tồn tại của hệ thống y tế là con số không đối với phần lớn các quốc gia, nơi mà hàng triệu người đang tồn tại bên bờ vực của đói nghèo, trong các khu ổ chuột và trại tị nạn đông đúc hoàn toàn vắng bóng một ngôi nhà đúng nghĩa, điều kiện vệ sinh đảm bảo cũng như nước sạch. Sau nữa là thảm họa kinh tế sắp xảy ra điều mà có lẽ còn tàn khốc hơn cả virus, dẫn đến thiếu ăn và đói kém hàng loạt đối với hàng triệu triệu người.

Chủ nghĩa đế quốc là kẻ phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình trạng này. Sự chinh phục thuộc địa ở châu Phi, sự cướp bóc và tước đoạt trên quy mô lớn tài nguyên trên toàn lục địa trong nhiều thế kỷ bởi các nước đế quốc 'văn minh' là những nguyên nhân trực tiếp cho sự phát triển cấu trúc của lục địa. Thảm họa sắp xảy ra nên được đặt dưới chân của giai cấp thống trị ở Paris, London, Brussels, Lisbon, New York, Bắc Kinh cũng như bè lũ tay sai của họ trên lục địa châu Phi và hệ thống tư bản mà họ duy trì.

Chỗ đứng của coronavirus

Mặc dù đại dịch coronavirus đã đặt chân lên lục địa 1,2 tỷ người này nhưng những tác động tồi tệ nhất của nó vẫn chưa được chứng kiến ở các nước châu Phi. Lý do mà các quốc gia phương Tây cũng như Trung Quốc đang báo cáo số lượng đáng kể hơn nhiều các quốc gia châu Phi chủ yếu là do sự sẵn có của xét nghiệm và thông tin theo thời gian thực. Trong trường hợp không sàng lọc hàng loạt, kiểm tra cũng như theo dõi thông tin, những con số chính thức là khá vô nghĩa.

Nam Phi, nơi có hệ thống y tế tiên tiến nhất trên lục địa, đã tiến hành 60.000 xét nghiệm trong ba tuần đầu tiên của đợt bùng phát, hiện tại là hơn 87.000 và hơn 438.000 người đã được sàng lọc. Cục thí nghiệm Y tế Quốc gia thông báo là cho tới cuối tháng 4, nó sẽ có khả năng xử lý khoảng 36.000 xét nghiệm mỗi ngày. (Lưu ý là điều này không có nghĩa là họ sẽ thực hiện 36.000 xét nghiệm mỗi ngày). Dù vẫn còn thấp so với các nước tư bản tiên tiến nhưng nó còn cao hơn nhiều so với những nước châu Phi khác. Trong cùng thời gian ba tuần, Nigeria, với dân số 200 triệu người, đã thực hiện dưới 5.000 test. Kenya cũng đã tiến hành ít hơn 5.000 test. Zimbabwe và Namibia đã có khoảng 300 test trong cùng thời gian này.

Nhiều quốc gia châu Phi đơn giản là không có khả năng điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 một khi bệnh trở nặng. Kenya, với dân số 50 triệu người, chỉ có 130 giường chăm sóc đặc biệt và chỉ có khoảng 200 y tá chăm sóc đặc biệt. Mali chỉ có 37 giường chăm sóc đặc biệt. Somalia có 15. Trong khi 17 chính phủ, bao gồm Angola, Côte d'Ivoire, Mozambique và Nam Sudan... đã nói với WHO rằng họ không có năng lực để thiết lập đơn vị chăm sóc đặc biệt nhằm điều trị các trường hợp nghiêm trọng của coronavirus. Tình hình ở nhiều quốc gia khác cũng tương tự. Sierra Leone có 13 máy thở. Cộng hòa Trung Phi và Liberia có ba máy thở. Với những con số này, thêm vào việc thiếu nhà ở và vệ sinh đúng cách, làm cho chiến lược “san phẳng đường cong” trở nên vô lý với nhiều nước châu Phi.

Nỗi khổ chất chồng

Đáng buồn là đại dịch coronavirus này sẽ không giới thiệu bất cứ điều gì mới cho lục địa đen. Trước coronavirus, một số bệnh truyền nhiễm có khả năng gây tử vong cao nhất thế giới đã được tìm thấy ở Châu Phi. Và mỗi năm có tới hàng triệu người đã chết vì các vấn đề sức khỏe và bệnh tật có thể phòng ngừa như HIV, lao, sốt rét, sởi và dịch tả.

Tỷ lệ cao nhất là ở các quốc gia cận Sahara, theo báo cáo Tổ chức Y tế Thế giới, nơi gần 62% trường hợp tử vong là kết quả của các bệnh truyền nhiễm và các vấn đề về dinh dưỡng. Để so sánh, tỷ lệ tử vong toàn cầu từ những nguyên nhân này chỉ khoảng 23%. Điều này có nghĩa là, mặc dù Châu Phi có dân số rất trẻ so với phần còn lại của thế giới, nhưng việc tiếp xúc với các bệnh này cũng như các vấn đề về suy dinh dưỡng, dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu và những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác. Nó có thể dẫn đến một tình thế nơi mà một mức độ không cân xứng người trẻ châu Phi so với phần còn lại của thế giới có thể bị nhiễm bệnh hoặc chết vì COVID-19.

Trong năm 2015, có khoảng 212 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét được báo cáo trên toàn thế giới, dẫn đến khoảng 429.000 ca tử vong. 90 phần trăm những trường hợp đó và 92 phần trăm những cái chết đó là ở Châu Phi. Ở Hoa Kỳ, tiêu chảy không gây chết người. Nhưng ở châu Phi, bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Một trong những sát thủ hàng đầu ở châu Phi là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đáng chú ý là viêm phổi, cúm, viêm phế quản và lao. Những bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn ở phổi là nguyên nhân gây tử vong số hai ở vùng cận Sahara.

Hàng năm có tới hàng triệu người Châu Phi chết vì những căn bệnh này. Mặc dụ những cái chết này là hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Ví dụ, bệnh tiêu chảy là do ký sinh trùng được tìm thấy trong thực phẩm hoặc nước bẩn. Sốt rét có thể được ngăn chặn bằng cách phun thuốc diệt côn trùng để diệt ấu trùng muỗi và sử dụng màn chống muỗi. Khả năng tiếp cận với thuốc điều trị các triệu chứng của sốt rét cũng có thể đã cứu mạng được hàng triệu người. Nhưng việc tiếp cận với thuốc cứu người bị ngăn lại bởi mục tiêu lợi nhuận của các hãng dược, đơn giản là vì người nghèo không được xem là một thị trường khả thi. Ngoài ra, những quy định mà phần lớn các nước châu Phi phải chịu bởi ý muốn của chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là, đối với nhiều người việc tiếp cận những thứ đơn giản như nước, thực phẩm sạch và vệ sinh đúng cách là không thể. Do đó, những căn bệnh đã biến mất ở phương Tây vẫn đang giết chết hàng triệu người mỗi năm ở Châu Phi.

Chính trong những điều kiện này, dịch COVID-19 xuất hiện ở Châu Phi. Nó chỉ đơn giản sẽ chồng chất thêm sự khốn khổ cho những người bình thường. Chẳng hạn, Cộng hòa Dân chủ Congo, hiện đang phải hứng chịu đợt bùng phát thứ 10 của dịch Ebola. Chỉ mình nó thôi cũng đã đủ tàn phá đất nước bởi sự bùng phát hiện nay là tồi tệ đứng thứ hai trong lịch sử. DRC đã bị tàn phá bởi sự bùng phát đồng thời của Ebola và sởi, trong đó bệnh sởi là nguy hiểm nhất. Giờ đây, với sự bùng phát của COVID-19, mức độ nhiễm coronavirus dù chỉ vừa phải vẫn sẽ chôn vùi hệ thống y tế thứ đã gần như không tồn tại. Cái giá về nhân mạng sẽ là khủng khiếp.

Một trong những lý do chính khiến cho sự lây lan ban đầu của virus dường như chậm hơn ở Châu Phi chỉ đơn giản là do thiếu lượng khách du lịch quốc tế so với những nơi khác. Mọi người cũng di chuyển ít hơn nhiều. Ngay cả khi bắt đầu sự lây lan cộng đồng, ban đầu nó có thể di chuyển chậm hơn bởi vì sự ít thường xuyên hơn của giao thông giữa các thành phố, thị trấn và làng mạc so với các khu vực khác trên thế giới. Một số quốc gia như Cộng hòa Trung Phi chẳng hạn, không có dịch vụ hàng không hay đường sắt nội địa, hoặc thậm chí là một mạng lưới xe buýt nội địa. Nhưng trong khi điều này có thể tạm thời trì hoãn sự lây lan ban đầu của virus, nó sẽ chỉ có tác dụng trì hoãn điều không thể tránh khỏi. Virus có thể tàn phá các khu ổ chuột đông dân cư và các khu vực đông đúc nhưng có thể lây lan chậm giữa các làng mạc, thị trấn và thành phố. Điều này có nghĩa là đại dịch có thể kéo dài hơn ở Châu Phi, tàn phá rất lâu sau khi các tác động y tế tồi tệ nhất đã giảm ở phần còn lại của thế giới. Nó sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm hơn những căn bệnh đang tàn phá lục địa, giết chết hàng triệu người hàng năm trong khi phần còn lại của thế giới hầu như không biết tới.

Những thói quen của sự phân biệt chủng tộc và tính toán lạnh lùng

Nhận xét của hai nhà khoa học nổi tiếng người Pháp trong một cuộc tranh luận trên truyền hình cho thấy Châu Phi là nơi lý tưởng để thử nghiệm vắc-xin chống coronavirus vì cơ sở hạ tầng y tế kém của nó , đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp lục địa.

Phát biểu trong cuộc tranh luận, Jean-Paul Mira, đứng đầu đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Cochin ở Paris, đã đề nghị:

“Đùa hay sao mà chúng ta không nên thực hiện nghiên cứu này ở Châu Phi, nơi không có mặt nạ thở, không có sự điều trị, không hồi sức tích cực? ... Đó là một sự kìm hãm giống như đã được thực hiện ở đâu đó với một số nghiên cứu về AIDS? Ở gái mại dâm, chúng tôi thử mọi thứ vì chúng tôi biết rằng họ cực kỳ dễ dãi và họ cũng không tự bảo vệ được bản thân.”

Camille Locht, giám đốc nghiên cứu tại viện sức khỏe quốc gia của Pháp, Inserm, đã đồng ý: “Đúng đấy. Và nhân tiện, chúng tôi đang xem xét như vậy về một nghiên cứu ở Châu Phi áp dụng phương pháp tương tự thế này.”

Phản ứng từ khắp châu Phi là một sự phẫn nộ và tức giận. “Châu Phi không phải là một phòng nghiên cứu thử nghiệm” và “châu Phi không phải là những con chuột trong phòng thí nghiệm” là xu hướng nổi bật trên phương tiện truyền thông xã hội trong hai ngày qua. Phản ứng dữ dội đã buộc Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Ghebreyesus phải lên án những tuyên bố phân biệt chủng tộc này.

Với lịch sử kinh hoàng của thí nghiệm y học phương Tây ở châu Phi trong cả thế kỷ qua, phản ứng từ nhiều người dân châu Phi là không đáng ngạc nhiên cho lắm. Trong nhiều thập kỷ, các nước châu Phi đã là nơi thử nghiệm lâm sàng cho các công ty dược phẩm lớn với hậu quả khủng khiếp.

Một số ví dụ trong đó:

Vào những năm 1990, Pfizer đã sử dụng thuốc Trovanin trong một thử nghiệm lâm sàng chống lại bệnh viêm màng não ở Kano, Nigeria, dẫn đến cái chết của 11 trẻ em và gây mù lòa, điếc và tổn thương não ở một số lượng trẻ em không được tiết lộ.[1] Một cuộc điều tra sau đó đã đi đến kết luận rằng loại thuốc này đã được sử dụng bất hợp pháp mà không có sự cho phép của chính phủ Nigeria hay sự đồng ý từ cha mẹ của những đứa trẻ. Tác động từ hành vi tội phạm của gã khổng lồ đa quốc gia này là sự gia tăng trên tổng thể các bệnh có thể điều trị khác giống như bệnh bại liệt ở Kano vì mọi người đơn giản là không tin vào hệ thống y tế và từ chối tiêm vắc-xin.

Trong một trường hợp khác vào năm 1994, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã tài trợ cho thí nghiệm về thuốc kháng virus AZT trên 17.000 phụ nữ nhiễm HIV ở Zimbabwe mà không cảnh báo những nguy hiểm hay hiệu quả của việc điều trị. Kết quả theo ước tính đã có tới 1.000 trẻ nhiễm HIV / AIDS mặc dù chế độ điều trị giúp cứu mạng chúng đã được chứng minh là tồn tại.

Ngoài ra còn có các thí nghiệm triệt sản được tiến hành bởi bác sĩ người Đức Eugen Fischer trên phụ nữ Herero ở Namibia để ngăn chặn các cuộc hôn nhân “pha trộn chủng tộc”. Về sau, ông ta đã gia nhập Đức quốc xã và tiếp tục với các thí nghiệm của mình trong các trại tập trung Do Thái. Có nhiều trường hợp khác như vậy trong hơn 100 năm qua trên lục địa châu Phi.

Sau rốt là những bình luận của David Malpass, người đứng đầu Ngân hàng Thế giới, người đã ủng hộ việc đình chỉ tất cả các khoản thanh toán nợ cho các nước nghèo nhất với yêu sách rằng họ nên thực hiện một cách đầy đủ chính sách kinh tế thị trường tự do, như là xóa bỏ các quy định và trợ cấp. Nghịch lý thay, trong khi các quốc gia phương Tây đang phải chuyển sang sử dụng các phương pháp can thiệp của nhà nước để đối phó với khủng hoảng thì các nước kém phát triển lại phải chấp nhận những điều kỳ diệu từ hệ thống thị trường tự do, thứ giờ đây đã thất bại một cách ngoạn mục! Nhưng với lịch sử của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, đề nghị này không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Đây là một trong những thể chế đế quốc đầu tiên cần phải được đưa ra khỏi lục địa châu Phi.

Sự thống trị của đế quốc là lý do cho thảm họa ở châu Phi

Cuộc chiến chống lại coronavirus ở châu Phi là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc. Sự tàn phá của nhiều thế kỷ thống trị bởi đế quốc đã khiến toàn bộ lục địa châu Phi dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1974 và giá cả hàng hóa giảm sau đó, nhiều quốc gia đã chứng kiến ​​nền kinh tế của mình bị thu hẹp và nợ đang tăng lên. Các chính sách được đại diện bởi các nhân vật như Thatcher ở Anh và Reagan ở Hoa Kỳ, dẫn tới việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới bắt đầu áp dụng ‘Các chương trình Điều chỉnh cơ cấu' của họ đối với các quốc gia này. Những chính sách kinh tế này, còn xa mới mang tới lợi ích cho đông đảo nhân dân, đó chỉ là một cách khác để tự do hóa hơn nữa thị trường vì lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia.

Trong bốn thập kỷ qua, các chương trình được gọi là điều chỉnh cơ cấu của các tổ chức này đã đặt ra các giới hạn rất hẹp đối với chi tiêu công ở các nước này, nghĩa là sẽ có rất ít tiền cho những thứ ‘xa xỉ’ như chăm sóc sức khỏe. Để trả lãi cho các khoản vay, dù đang trong tình trạng khó khăn các nước này đã buộc phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng cực đoan và tư nhân hóa toàn bộ bất kỳ phúc lợi công cộng nào. 'Những điều kiện’ này, như chúng được gọi, cũng đã đặt các nước này vào một cái bẫy nợ mà họ sẽ không bao giờ có thể thoát ra được chừng nào mà chủ nghĩa tư bản còn tồn tại.

Các chương trình của IMF và Ngân hàng Thế giới thường áp đặt các điều khoản bao gồm quy định mức trần đối với tiền lương của khu vực công, khiến chính phủ buộc phải cắt giảm lương và nhân công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhưng tiền lương giảm và thiếu đảm bảo công việc thường khiến cho nhân viên y tế phải chuyển chỗ làm, tạo ra một sự [i]'chảy máu chất xám'. Những biện pháp này có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động trong ngành y tế, làm thay đổi cả chất lượng và số lượng nhân viên y tế. Năm 2007, IMF đã thay đổi chính sách trần hóa đơn tiền lương của họ để ghi nhận những tác động bất lợi của nó và cho rằng vấn đề này đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, trần hóa đơn tiền lương vẫn là một yêu sách bắt buộc trong các chương trình gần đây.

IMF cũng tán thành cho cái gọi là sự trì hoãn của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nói cách khác là nhà nước buộc phải từ bỏ những ngành này cũng như các ngành dịch vụ khác và để lại chúng trong tay các thực thể do phương Tây kiểm soát. Trong nhiều trường hợp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường được quản lý bởi các tổ chức phi chính phủ phương Tây và các tổ chức 'cứu trợ' quốc tế trong khi các chính phủ châu Phi hầu như không đóng vai trò nào. Nhưng những gì thường được mô tả là 'cứu trợ' cho Châu Phi trên thực tế là một phần của quá trình lệ thuộc nó vào chủ nghĩa đế quốc. Các Chương trình Điều chỉnh cơ cấu này đã được thực hiện như một phần của điều kiện viện trợ ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh kể từ những năm 1980.

Hậu quả tàn phá

Một ví dụ rõ ràng về hậu quả tàn khốc của các chương trình áp đặt của đế quốc đối với châu Phi là dịch tả gây chết người ở Zimbabwe vào tháng 8 năm 2008.

Sự bùng phát đầu tiên xuất hiện ở thị trấn mật độ cao của nghèo khó Chitungwiza, khu vực đô thị của Harare. Sau đó, nó nhanh chóng lan sang các khu vực bán đô thị và nông thôn ở Zimbabwe trước khi vượt qua biên giới đất nước để vào Nam Phi, Botswana, Zambia và Mozambique. Trong vòng 10 tháng, căn bệnh đã lây nhiễm cho hơn 98.000 người, giết chết hàng ngàn người trong đó. Tỷ lệ tử vong cao trong đỉnh dịch đã khiến cho dịch tả năm 2008 là trường hợp bùng phát mạnh và lan rộng nhất trong lịch sử châu Phi từng được ghi nhận.

Dịch tả là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất ở Châu Phi. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn đường ruột gây ra do ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi một số chủng vi khuẩn Vibrio cholerae. Bệnh được đặc trưng bởi tiêu chảy cấp tính và nôn mửa. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, nó có thể gây tử vong do mất nước từ tiêu chảy và nôn mửa. Khi không được điều trị, tỷ lệ tử vong do dịch tả có thể lên tới 50%.

Sự bùng phát của dịch là hậu quả trực tiếp của Chương trình Điều chỉnh Cơ cấu của IMF, được thực hiện bởi chế độ Mugabe vào những năm 1990. Những cải cách kinh tế trong những năm 1990 đã dẫn đến sự suy thoái trong điều kiện sống ở thành thị. Vì thất nghiệp do sự thắt chặt chi tiêu hàng loạt, các thị trấn của Harare ngày càng quá tải trong không gian hạn chế, nhiều người đã chuyển sang buôn bán không chính thức để thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Các tiêu chuẩn y tế công cộng xấu đi, nhà ở quá đông đúc và sự hạn chế sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh trở nên phổ biến trong các thị trấn. Có một sự sụp đổ của nguồn cung cấp nước và cùng với đó là sự sụp đổ của vệ sinh cơ bản. Thiếu lực lượng lao động và các hệ thống để đối phó với đại dịch, hệ thống chăm sóc sức khỏe đã sụp đổ, cho phép căn bệnh lây lan không được kiểm soát trong hơn 10 tháng.

Những cái chết và nhiễm trùng là hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Với việc thay thế hiệu quả dịch và chất điện giải, thông qua liệu pháp bù nước bằng miệng đơn giản, tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống dưới một phần trăm. Nhưng việc tư nhân hóa và bãi bỏ quy định về các công trình nước và vệ sinh đã gây ra những khoản phí không đáng có cho việc tiếp cận nước, khiến người nghèo phải phụ thuộc vào nguồn nước đã xuống cấp. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của nguồn cung cấp nước và cùng với đó sự sụp đổ trong lĩnh vực y tế, được tạo điều kiện bởi các chính sách áp đặt từ tay sai đế quốc IMF.

Cuộc chiến chống lại coronavirus là cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc

Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là sự bóc lột gia tăng lên các quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh, làm cho những thứ như đại dịch, chiến tranh, thảm họa khí hậu, bùng phát châu chấu và nạn đói là không thể tránh khỏi. Một khối lượng tài sản to lớn đã được chuyển từ các quốc gia này sang các nước đế quốc. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc bây giờ thậm chí còn lớn hơn so với trong quá khứ. Sự cai trị trực tiếp bằng quân sự trước đây của các bậc thầy thực dân đã được thay thế bằng sự thống trị bởi một số ít những nước đế quốc thông qua thị trường thế giới.

Cách duy nhất để thoát khỏi cơn ác mộng man rợ này đối với 1,2 tỷ người ở châu Phi là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nhưng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc cũng giống như cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản nói chung. Ở Châu Phi và các nơi khác trong thế giới thuộc địa cũ, chúng ta thấy bộ mặt thật của hệ thống. Nó phải bị lật đổ trong một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ này nằm trên vai của giai cấp công nhân, đặc biệt là những người ở Nam Phi, Nigeria và Ai Cập. Vai trò đặc biệt của người lao động trong quá trình sản xuất tập thể có nghĩa là chỉ mình giai cấp công nhân có khả năng phát triển ý thức xã hội chủ nghĩa. Giai cấp tư sản yếu kém và suy đồi ở châu Phi quá lệ thuộc vào tư bản nước ngoài và chủ nghĩa đế quốc bất lực để đưa xã hội tiến lên. Nó bị trói chân và quàng cổ, không chỉ bởi Tư bản nước ngoài, mà cả với tầng lớp địa chủ, bọn họ tạo thành một khối phản động thứ tiêu biểu cho một bức tường chống lại sự tiến bộ.

Giai cấp vô sản hoàn toàn có thể chiến thắng ở một nước châu Phi và, bằng cách bắt đầu với các nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản, và lập tức chuyển tới các nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa. Nhưng, cuối cùng, điều kiện cần thiết để nắm giữ quyền lực là mở rộng cuộc cách mạng đến các nước tư bản tiên tiến. Cuộc khủng hoảng hiện nay của chủ nghĩa tư bản đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cuộc cách mạng trên toàn thế giới. Xét tới cùng, chiến thắng chung cuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc chỉ có thể xảy ra với sự lật đổ của chủ nghĩa tư bản ở các nước đế quốc.

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.