Chủ nghĩa quốc tế cộng sản

Tính cấp thiết của chủ nghĩa quốc tế bắt nguồn từ vị thế quốc tế của giai cấp công nhân. Vị thế ấy đến lượt nó lại được chủ nghĩa tư bản phát triển thông qua việc tổ chức nền kinh tế thế giới thành một khối thống nhất, không thể chia cắt. Lợi ích của giai cấp công nhân ở nước này là giống hệt lợi ích của giai cấp công nhân ở nước khác. Do chủ nghĩa tư bản thiết lập sự phân công lao động, nó đã đặt cơ sở cho tổ chức lao động ở quy mô quốc tế mới và sản xuất được lập kết hoạch ở quy mô toàn cầu. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở tất cả các quốc gia tạo nên phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.


[Source]

Chủ nghĩa tư bản, thông qua hình thức sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất, đã phát triển công nghiệp và nghiền nát chủ nghĩa đặc thù địa phương của chế độ phong kiến. Nó đập tan thuế quan, thuế cầu đường xưa cũ và những hình thức bòn rút khác của chế độ phong kiến. Sáng tạo vĩ đại nhất của nó là nhà nước dân tộc và thị trường thế giới. Nhưng một khi đã hoàn thành sứ mệnh ấy, chính bản thân nó lại trở thành xiềng xích trói buộc sự phát triển của sản xuất. Nhà nước dân tộc và quan hệ sở hữu tư nhân về phương tiện sản xuất đã cản trở sự phát triển của xã hội. Tiềm năng sản xuất chỉ có thể được tận dụng đầy đủ bằng cách bãi bỏ những rào cản quốc gia và thiết lập liên bang toàn cầu của những nhà nước của giai cấp công nhân. Cùng với sở hữu nhà nước và hoạt động quản trị của công nhân, những việc ấy là giai đoạn quá độ cần thiết trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chính những nhân tố ấy quyết định chiến lược và sách lược cho giai cấp vô sản, phản ánh ở tầng lớp lãnh đạo có ý thức. Như Marx đã nói “công nhân không có tổ quốc” vậy thì “vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”.

Trở về danh sách câu hỏi

Quốc tế I là gì?

Chính những lý do có tính chất quốc tế ấy khiến Marx tổ chức Quốc tế I như một phương tiện nhằm đoàn kết những tầng lớp tiến bộ của giai cấp công nhân trên quy mô toàn cầu. Tham gia Quốc tế I có Nghiệp đoàn Anh, những Người cấp tiến Pháp, và những Người theo đường lối vô chính phủ Nga. Dưới sự dẫn dắt của Marx, Quốc tế I đã xây dựng bộ khung cho sự phát triển của phong trào lao động ở Châu Âu, Anh và Mỹ. Ở thời đó, giai cấp tư sản đã run sợ trước sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản khi nó mang hình thức Quốc tế. Nó đã thiết lập những rễ sâu ở các quốc gia ở Châu Âu. Sau khi Công xã Paris sụp đổ, chủ nghĩa tư bản đã phục hồi trên phạm vi toàn cầu. Dưới những điều kiện ấy, sức ép của hệ thống tư bản lên phong trào lao động dẫn đến những tranh cãi nội bộ và chủ nghĩa bè phái. Mưu đồ của những kẻ Vô chính phủ đã tiếp nhận những động lực được gia cường. Tăng trưởng của hệ thống tư bản trong giai đoạn hồi phục hữu cơ đến lượt nó đã tác động tới tổ chức trên phạm vi quốc tế. Trong bối cảnh ấy, sau lần đầu tiên rời trụ sở của tổ chức đến New York, Marx và Engels đã quyết định rằng, ở thời điểm ấy, tốt hơn hết là giải tán Quốc tế vào năm 1876.

Trở về danh sách câu hỏi

Quốc tế II là gì?

Công trình của Marx và Engels ở Quốc tế I đã kết trái ở những tổ chức vô sản rộng lớn ở Đức, Pháp, Ý và những nước khác mà Marx đã lường trước. Điều đó tiếp đến đã dọn đường cho việc thiết lập Quốc tế dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Marx, những nguyên tắc đã thu nạp quần chúng nhân dân ở quy mô lớn hơn. Do vậy vào năm 1889, Quốc tế II đã ra đời. Sự phát triển của Quốc tế II diễn ra chủ yếu trong giai đoạn phục hồi của hệ thống tư bản, và trong khi ở lời nói thì tán thành tư tưởng của chủ nghĩa Marx, những tầng lớp trên cùng của dân chủ xã hội quốc tế lại chịu áp lực của chủ nghĩa tư bản. Lãnh đạo của những đảng Dân chủ Xã hội và những tổ chức công đoàn của giai cấp công nhân đã tiêm nhiễm những thói quen và lối sống của giai cấp thống trị. Thói quen thỏa hiệp và thương thảo với giai cấp thống trị trở thành bản năng thứ hai. Thương lượng những khác biệt thông qua thỏa hiệp đã định hình nên thói quen tư duy của họ. Họ tin rằng mức sống được tăng cao một cách đều đặn, từ áp lực của những tổ chức quần chúng, sẽ tiếp diễn mãi mãi. Những lãnh đạo nâng bản thân họ một bậc cao hơn quần chúng ở địa vị vật chất. Điều ấy đã tác động đến những tầng lớp trên cùng trong những thành viên nghị viện và công đoàn. “Hoàn cảnh quyết định nhận thức” và những thập kỷ phát triển yên ổn sau Công xã Paris 1871, đã thay đổi tính cách của đội ngũ lãnh đạo của những tổ chức quần chúng. Ủng hộ chủ nghĩa xã hội và chuyên chính vô sản ở lời nói, và ủng hộ chủ nghĩa quốc tế ở câu từ, trong thực tế đội ngũ lãnh đạo đã chuyển sang ủng hộ nhà nước dân tộc. Tại Đại hội năm 1912 tổ chức tại Basel, với sự gia tăng mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu và sự tất yếu của chiến tranh thế giới, Quốc tế II đã kiên quyết phản đổi bằng mọi cách, bao gồm cả tổng đình công và nội chiến, toan tính đẩy công nhân ở những nước tham chiến vào cuộc tàn sát vô nghĩa. Lenin và những người Bolsheviks, cùng Luxembourg, Trotsky, và những lãnh đạo phong trào khác, đã tham gia tổ chức Quốc tế II thành phương tiện để giải phóng nhân loại khỏi xiềng xích của chủ nghĩa tư bản.

Năm 1914, lãnh đạo của Đảng Dân chủ Xã hội ở hầu hết các quốc gia đã cùng nhau tập hợp để ủng hộ giai cấp thống trị của riêng họ trong Thế chiến I. Khủng hoảng và sự phản bội lại những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội là điều bất ngờ đến nỗi thậm chí ngay cả Lenin cũng tin rằng việc số báo Vorwaerts, cơ quan trung ương của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, ra nội dung ủng hộ ngân sách chiến tranh chỉ là trò bịp bợm của Tổng Tham mưu Đức. Quốc tế đã sụp đổ ở ngay thử thách nghiêm túc đầu tiên.

Quốc tế III là gì?

Sau khi Quốc tế II sụp đổ, Lenin, Trotsky, Liebknecht, Luxemburg, MacLean, Connolly và những lãnh đạo khác rút về dẫn dắt những nhóm nhỏ. Những người tham dự Đại hội ở Zimmerwald đã nói đùa rằng số lượng những người theo quốc tế vào năm 1916 có thể gom đủ vào vài chiếc xe ngựa. Tính chất bất ngờ của sự phản bội dẫn đến tình trạng những người quốc tế, bị cô lập và trở nên yếu đuối, có xu thế ngả sang phe cực tả. Để phân biệt bản thân họ với những người “yêu nước xã hội” và “những kẻ thù của chủ nghĩa xã hội”, họ đã buộc phải từ bỏ những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Marx – đó là trách nhiệm của chủ nghĩa đế quốc đối với chiến tranh, quyền tự quyết của các dân tộc, tính cấp thiết của đấu tranh giành quyền lực, sự thoát ly khỏi thực tiễn và những chính sách của chủ nghĩa cải lương. Lenin đã tuyên bố ý tưởng cho rằng Chiến tranh thế giới là “một cuộc chiến tranh để kết thúc mọi cuộc chiến tranh” là câu chuyện cổ tích độc hại của những ông chủ lao động. Nếu như chiến tranh không được tiếp nối bởi một loạt những cuộc cách mạng xã hội thành công, thì nó sẽ tiếp nối bởi chiến tranh thế giới lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí là lần thứ 10 cho đến khi có thể hủy diệt cả nhân loại. Máu và đau thương ở những chiến hào vì lợi nhuận của những triệu phú độc quyền ắt sẽ gây ra một cuộc nổi dậy của công nông chống lại cuộc tàn sát khủng khiếp.

Cách mạng Nga năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolsheviks đã chứng minh tính đúng đắng của những nguyên tắc ấy. Cách mạng Nga lại được tiếp nối bởi một loạt những cuộc cách mạng và những tình thế cách mạng từ năm 1917 đến năm 1921. Tuy nhiên những lực lượng trẻ tuổi của Quốc tế mới, được chính thức thành lập vào năm 1919, vẫn còn yếu kém và non nớt. Hậu quả là, mặc dù ảnh hưởng của Cách mạng Nga đã gây ra một làn sóng ngày càng triệt để hơn ở hầu hết các nước ở Châu Âu và ở những tổ chức của những Đảng Cộng sản, họ vẫn quá yếu kém để có thể tận dụng tình thế. Trong làn sóng cách mạng đầu tiên người ta thấy quần chúng quay sang các tổ chức truyền thống của họ và bởi vì sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về lý luận Marxist, phương pháp và cách thức tổ chức, và do sự non nớt của họ, những Đảng Cộng sản non trẻ đã không thể tận dụng tình thế. Do vậy hệ thống tư bản có thể ổn định bản thân nó một cách tạm thời.

Do chính sách của đội ngũ lãnh đạo, tình thế cách mạng ở Đức năm 1923 đã trải qua sự khủng hoảng tương tự như những gì xảy ra với lãnh đạo của Đảng Bolsheviks năm 1917, cơ hội giành lấy quyền lực đã bị bỏ lỡ. Sau sự kiện ấy, chủ nghĩa đế quốc vội vàng cứu giúp chủ nghĩa tư bản Đức vì lo sợ một “chủ nghĩa Bolshevik” ở phía tây. Việc này đã dọn đường cho sự tha hóa của Liên Xô, bởi tình trạng bị cô lập và lạc hậu của nó, và sự hư hỏng và mục nát của Quốc tế III.

Vào năm 1923 chúng ta thấy chế độ quan liêu Stalin bắt đầu củng cố và tiếm quyền ở Liên Xô. Một quá trình tương tự như những gì đã diễn ra ở sự tha hóa của Quốc tế II hàng thập kỷ trước, lại tiếp diễn trong một khoảng thời gian ngắn ở Liên Xô. Sau khi đã giành được quyền lực ở một đất nước lạc hậu, những người Marxist đã tự tin chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng quốc tế với vai trò là giải pháp duy nhất cho những vấn đề của công nhân ở nước Nga và ở toàn cầu. Nhưng năm 1924 Stalin đứng ra đại diện cho một chế độ quan liêu tự đặt bản thân mình bên trên quần chúng công nhân và nông dân.

Nơi “Nghệ thuật, Khoa học và Chính phủ” vẫn được duy trì, thì những thứ không được duy trì lại là những tư tưởng của Marx và Lenin về sự tham dự của quần chúng nhân dân vào chính phủ và điều hành công nghiệp, những quyền lợi được đảm bảo vững chắc cho những tầng lớp đặc quyền trở thành nổi trội. Vào mùa thu năm 1924, Stalin, làm điều trái ngược lại truyền thống của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Bolshevik, lần đầu tiên ông ta đưa ra học thuyết không tưởng về “chủ nghĩa xã hội ở riêng một nước”. Những người theo chủ nghĩa quốc tế dưới sự dẫn dắt của Trotsky đã chiến đấu chống lại học thuyết ấy và dự đoán rằng nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Quốc tế Cộng sản và sự tha hóa có tính chất dân tộc chủ nghĩa trong những chi khu của Quốc tế.

Lý luận không phải là sự trừu tượng mà là kim chỉ nam cho đấu tranh. Lý luận, khi nó chiếm được sự ủng hộ của quần chúng, thì nó phải đại diện cho lợi ích và tính cấp bách của các nhóm, các giai tầng hoặc giai cấp trong xã hội. Do vậy lý luận về “chủ nghĩa xã hội ở riêng một quốc gia”, đại diện cho ý thức hệ của tầng lớp thống trị ở Liên Xô, một tầng lớp quan liêu của những kẻ thỏa mãn với thành quả của cách mạng, rồi không muốn địa vị đặc quyền của mình bị xáo trộn. Đó là chính là quan điểm giờ đây đã làm biến đổi Quốc tế Cộng sản từ một công cụ cho cách mạng quốc tế trở thành người lính biên phòng đơn thuần để bảo vệ cho Liên Xô, nơi được xem là đang bận rộn xây dựng chủ nghĩa xã hội cho riêng mình.

Trở về danh sách câu hỏi

Cánh tả Đối lập là gì?

Lúc ấy đã diễn ra việc trục xuất Cánh tả Đối lập, phái dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa Marx, ra khỏi Liên minh Đảng Cộng sản (Quốc tế III), . Thất bại của Tổng Bãi công ở Anh năm 1926 và của Cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1925-27, đã dọn đường cho diễn biến ấy. Ở giai đoạn ấy vấn đề nằm ở những chính sách “sai lầm” của Stalin, Bukharin, và những tay sai của họ. Đó là vấn đề vị thế của họ với tư cách là những người bảo vệ ý thức hệ cho một tầng lớp đặc quyền và những áp lực khổng lồ của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cải lương. Những sai lầm của đội ngũ lãnh đạo đã đẩy phong trào vô sản ở những nước khác đến thất bại và thảm họa.

Sau khi nếm phải trái đắng khi tìm cách hòa giải với những kẻ theo đường lối cải cách ở phía Tây và với tư sản thực dân ở phía Đông, Stalin và bè lũ của ông ta dao động sang lập trường cực tả, lôi kéo đội ngũ Quốc tế Cộng sản đi theo họ. Họ chia rẽ công nhân Đức thay vì ủng hộ một mặt trật thống nhất nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Phát-xít tiến đến quyền lực ở Đức, và rồi dọn đường cho thắng lợi của Hitler thông qua tình trạng tê liệt của giai cấp vô sản Đức. Sự tha hóa của Liên Xô và sự phản bội của Quốc tế III đến lượt nó đã dọn đường cho những tội ác và sự phản bội của cuộc phản cách mạng của chủ nghĩa Stalin ở Liên Xô.

Ngoài việc quốc hữu hóa phương tiện sản xuất, độc quyền hoạt động ngoại thương và sản xuất có kế hoạch, không có gì khác từ di sản của cách mạng Tháng Mười được duy trì. Cuộc thanh trừng, những người phe nội chiến ở Liên Xô, có bản sao của mình ở các đảng của Quốc tế Cộng sản. Thắng lợi của Hitler và sự thất bại của Tây Ban Nha và Pháp là kết quả của những diễn biến ấy. Từ năm 1924 đến năm 1927, Stalin dựa vào liên minh với phú nông (Kulak) và những kẻ trục lợi từ Chính sách Kinh tế Mới (“Nepmen”) ở Liên Xô, và “xây dựng chủ nghĩa xã hội với tốc độ sên bò”. Đồng thời chủ nghĩa Stalin ở nước ngoài đấu tranh vì sự “trung lập hóa” các nhà tư bản, và sự hòa giải của những Đảng Dân chủ Xã hội như một phương thức để “gạt bỏ” nguy cơ chiến tranh. Sự thất bại của Cánh tả Đối lập ở Liên Xô, cùng với cương lĩnh khôi phục dân chủ cho giai cấp công nhân, và sự mở đầu của những kế hoạch 5 năm, là do sự thất bại của giai cấp vô sản quốc tế, gây ra bởi những chính sách của chủ nghĩa Stalin.

Khom lưng uốn gối trước những Đảng Dân chủ Cách mạng và những “người bạn quốc tế của Liên Xô”, Quốc tế Cộng sản đã quay sang những chính sách “thời kỳ thứ 3”. Suy thoái kinh tế giai đoạn 1929-33 được cho là “khủng hoảng cuối cùng của chủ nghĩa tư bản”. Chủ nghĩa Phát-xít và Dân chủ Cách mạng được coi là những đứa con sinh đôi, và những “học thuyết” ấy đã dọn đường cho những thất bại kinh hoàng của giai cấp công nhân quốc tế.

Đồng thời, những chính sách của Cánh tả Đối lập ở Nga đã thuyết phục những thành phần tiến bộ nhất trong những Đảng Cộng sản quan trọng nhất trên thế giới. Những bài học của Tháng Mười, một tác phẩm của Trotsky, đề cập đến những bài học từ cuộc cách mạng bị chết yểu ở Đức năm 1923. Cương lĩnh chung của phe đối lập ở trong nước và ở nước ngoài bị đáp trả bằng những vụ trục xuất, không chỉ trong Đảng nước Nga, mà ở những chi khu chủ đạo của Quốc tế. Xuất hiện những nhóm đối lập ở Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ Nam Phi và các nước khác. Cương lĩnh của phe đối lập lúc này là cải tạo Liên Xô và Quốc tế, và thông qua những chính sách đúng đắn như chống chủ nghĩa cơ hội giai đoạn 1923-27, và chủ nghĩa phiêu lưu giai đoạn 1927-33.

Những chia rẽ ấy, như Engels nhận xét ở một liên hệ khác, là sự phát triển lành mạnh ở ý nghĩa nỗ lực duy trì những truyền thống tốt nhất của Chủ nghĩa Bolshevik và những tư tưởng của Quốc tế Cộng sản. Khủng hoảng lãnh đạo là khủng hoảng của Quốc tế và của toàn thể nhân loại. Do vậy, sự chia rẽ ấy là phương thức để duy trì những tư tưởng và phương pháp của chủ nghĩa Marx. Ở giai đoạn tồn tại đầu tiên, Cánh tả Đối lập xem bản thân nó như một phần của Quốc tế Cộng sản; dù bị trục xuất, và đấu tranh để cải tạo Quốc tế.

Quần chúng, và thậm chí cả những tầng lớp tiến bộ nhất của giai cấp vô sản, chỉ có thể học được từ những bài học của những sự kiện vĩ đại. Tất cả lịch sử đã chỉ ra rằng quần chúng không bao giờ từ bỏ những tổ chức cũ của họ chừng nào những tổ chức ấy đã được thử thách trong ngọn lửa của kinh nghiệm. Cho đến năm 1933, cánh Marxist của Quốc tế vẫn đấu tranh để cải tạo Liên Xô và Quốc tế Cộng sản. Những tổ chức ấy còn khả thi hay không chỉ có thể được chứng minh bởi thử thách của lịch sử. Do vậy phe đối lập vẫn bền bỉ duy trì bản thân họ như một phần của Quốc tế, mặc dầu một cách chính thức thì họ ở bên ngoài hàng ngũ của Quốc tế.

Chính việc Hitler tiến đến quyền lực và Quốc tế Cộng sản từ chối tiếp thu bài học từ thất bại cái ắt sẽ trở thành phương tiện của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. Thay vì phân tích lý do của chính sách tai hại của Chủ nghĩa Phát-xít Xã hội, những bộ phận của Quốc tế Cộng sản tuyên bố chiến thắng của Hitler là chiến thắng của giai cấp công nhân, và đến tận năm 1934 họ tiếp nối những chính sách tự sát ở Pháp, khi thống nhất hành động cùng với những kẻ phát-xít chống lại “phát-xít xã hội” và “phát-xít cấp tiến” Daladier, nếu như thành công nó có thể đã dọn đường cho một cuộc đảo chính của phát-xít ở Pháp vào Tháng Hai nằm 1934.

Trở về danh sách câu hỏi

Quốc tế IV là gì?

Sự phản bội (của Quốc tế III) và tác động kinh hoàng của thất bại trước Hitler đã dẫn tới việc đánh giá lại vai trò của Quốc tế Cộng sản. Một quốc tế đã để xảy ra hành động phản bội đầu hàng giai cấp vô sản Đức trước Hitler, mà không bắn một phát súng nào và không gây ra một khủng hoảng nào trong hàng ngũ đảng viên, quốc tế ấy không thể đáp ứng đòi hỏi của giai cấp vô sản. Một quốc tế đã tuyên bố thảm họa đó là một thắng lợi thì không thể đảm nhận vai trò lãnh đạo giai cấp vô sản. Với vai trò là một công cụ của chủ nghĩa xã hội thế giới, Quốc tế là đã chết. Từ một công cụ cho chủ nghĩa xã hội quốc tế, Quốc tế cộng sản tha hóa thành một công cụ dễ bảo của Kremlin, một công cụ cho chính sách ngoại giao Nga. Giờ đây vấn đề bức thiết là phải chuẩn bị cho tổ chức của Quốc tế IV, không bị nhơ nhuốc bởi những tội ác và sự phản bội đã bôi bẩn những kẻ cải lương và những đại biểu quốc tế theo đường lối Stalin.

Cũng như thời kỳ sau khi Quốc tế II sụp đổ, những đại biểu quốc tế cách mạng vẫn là những nhóm nhỏ cô lập. Ở Bỉ họ có một vài thành viên nghị viện và một tổ chức khoảng một hoặc hai nghìn người, ở Áo và Hà Lan tình trạng cũng tương tự. Những lực lượng cho quốc tế mới còn yếu và chưa trưởng thành, mặc dầu vậy họ được hướng dẫn và trợ giúp bởi Trostky, và bởi triển vọng từ những sự kiện lịch sử vĩ đại. Họ được giáo dục trên cơ sở phân tích kinh nghiệm từ Quốc tế II và Quốc tế III, từ những cuộc Cách mạng Trung Hoa, Đức, Nga, Tổng Đình công ở Anh và từ những sự kiện vĩ đại sau Thế chiến I. Bằng cách ấy các cán bộ được huấn luyện và giáo dục, họ trở thành bộ khung xương không thể thiếu được cho một cơ thể của một quốc tế mới.

Chính trong giai đoạn này, khi tính đến sự cô lập có tính lịch sử của phong trào khỏi những tổ chức quần chúng của các Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ Xã hội, sách lược “xâm nhập” (“entrism”) đã được phát triển. Để thuyết phục những công nhân ưu tú, cần phải tìm cách gây ảnh hưởng tới họ. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách cùng làm việc với họ trong những tổ chức quần chúng. Do vậy khởi xướng từ Đảng ILP ở Anh, tư tưởng xâm nhập được áp dụng cho những tổ chức quần chúng ở đó họ đang trong tình trạng khủng hoảng và đang dịch chuyển về phía cánh tả. Do vậy với sự phát triển của tình thế cách mạng ở Pháp đã xuất hiện sự xâm nhập vào Đảng Xã hội. Ở Anh, sự xâm nhập vào đảng ILP, rồi trong tình huống không ngừng biến động và kích động sau khi thoát khỏi sự ràng buộc của Đảng Lao động, được tiếp nối bởi sự xâm nhập của nhiều người theo đường lối Trotskist vào đang Lao động, theo lời khuyên của Trotsky. Ở Mỹ cũng xuất hiện sự xâm nhập vào Đảng Xã hội.

Giai đoạn then chốt trước chiến tranh là giai đoạn chuẩn bị, định hướng và chọn lọc những cán bộ hoặc những thành phần lãnh đạo để đào tạo và tôi luyện họ về lý luận và thực tiễn trong phong trào quần chúng.

Sách lược xâm nhập cũng được xem là kế sách ngắn hạn, được áp đặt lên những người cách mạng bằng việc cô lập họ khỏi quần chúng, và là sự bất khả thi của những tổ chức có quy mô quá nhỏ bé để gây được sự chú ý và tìm kiếm được sự ủng hộ từ đông đảo giai cấp công nhân. Đó là mục đích của việc hoạt động cùng với những phần tử cấp tiến, những người đang tìm kiếm những giải pháp cách mạng, họ sẽ có thể trước tiên quay sang những tổ chức quần chúng. Nhưng luôn luôn, trong mọi hoàn cảnh, phải đề xướng tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa Marx, duy trì và bảo vệ ngọn cờ cách mạng, tức là những tư tưởng của chủ nghĩa Marx. Đó là vấn đề tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết để chiến đấu chống lại cả chủ nghĩa bè phái lẫn chủ nghĩa cơ hội.

Những thất bại của giai cấp công nhân ở Đức, Pháp, và ở nội chiến Tây Ban Nha; và những thất bại ở ngay sau giai đoạn hậu chiến hoàn toàn là do những chính sách của Quốc tế II và Quốc tế III. Những thất bại ấy đến lượt chúng đã dọn đường cho Thế chiến II. Sự tê liệt của giai cấp vô sản ở Châu Âu, cùng với khủng hoảng mới trầm trọng hơn của chủ nghĩa tư bản thế giới khiến Thế chiến II là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Chính trong bầu không khí ấy, vào năm 1938 đại hội sáng lập của Quốc tế IV đã diễn ra.

Trở về danh sách câu hỏi

Quan điểm của Trotsky sau Thế chiến II?

Văn kiện được thông qua tại đại hội sáng lập của Quốc tế IV bản thân nó là sự biểu lộ lý do cho sự sáng lập ấy. Cương lĩnh quá độ của Quốc tế IV gắn liền với tư tưởng thuộc về công trình của quần chúng, cái bản thân nó được định hướng tới tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa thông qua những khẩu hiệu quá độ, xuất phát từ những thực tại mâu thuẫn của ngày hôm nay. Khác biệt với cương lĩnh tối giản và cương lĩnh tối đa của đảng Dân chủ Xã hội là trình bày về tư tưởng của cương lĩnh quá độ, quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là chỉ dẫn từ sự nghiên cứu về kỷ nguyên của chiến tranh và cách mạng. Vì vậy, mọi tác phẩm phải gắn liền với tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm của Trotsky là chiến tranh đến lượt nó có thể châm ngòi cho cách mạng. Vấn đề của chủ nghĩa Stalin có thể được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Hoặc Liên Xô được tái sinh thông qua cách mạng chính trị chống chủ nghĩa Stalin, hoặc chiến thắng của cách mạng ở một trong những đất nước quan trọng sẽ giải quyết tình huống đó ở quy mô toàn cầu. Khi cách mạng vô sản thắng lợi, vấn đề của những người quốc tế theo cả chủ nghĩa Stalin lẫn chủ nghĩa cải lương có thể được giải quyết bằng chính bản thân những sự kiện ấy.

Dự đoán có tính giả định ấy, mặc dầu bộc lộ sự hiểu biết căn bản về những quá trình trong xã hội có giai cấp, đã không được các sự kiện xác minh. Do những sự kiện chính trị và quân sự đặc biệt, Chủ nghĩa Stalin đã tạm thời tăng cường sức mạnh. Lần này, làn sóng cách mạng, diễn ra trong và sau Thế chiến II ở Châu Âu, đã bị phản bội bởi những kẻ theo đường lối Stalin theo cách tồi tệ hơn cả việc làn sóng cách mạng sau Thế chiến I bị phản bội bởi những lãnh đạo của Quốc tế II.

Tư tưởng của Trotsky thúc bách việc thiết lập ra Quốc tế IV vào năm 1938 là bởi vì sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa cải lương với vai trò là những xu thế cách mạng trong giai cấp công nhân. Cả hai đều trở thành cản trở to lớn trên con đường giải phóng giai cấp công nhân, và chúng không còn là phương tiện để đập tan chủ nghĩa tư bản. Họ không thể dẫn dắt giai cấp vô sản đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề của những đảng mới và của một quốc tế mới là vấn đề của những viễn cảnh trực tiếp nằm ngay phía trước. Một cuộc thế chiến mới đến lượt nó có thể kích động một làn sóng cách mạng ở những nước công nghiệp và người dân ở thuộc địa. Những vấn đề của chủ nghĩa Stalin ở Nga và trên thế giới có thể được giải quyết bằng viễn cảnh cách mạng ấy. Dưới những điều kiện đó, sự cấp thiết phải chuẩn bị về mặt tổ chức cũng như về mặt chính trị cho những sự kiện vĩ đại trở thành vấn đề trọng tâm. Do vậy, vào năm 1938, Trostky dự đoán rằng trong vòng 10 năm những tổ chức phản bội sẽ không còn để lại điều gì hết, Quốc tế IV sẽ trở thành lực lượng cách mạng quyết định trên hành tinh. Những phân tích cơ bản không có gì sai, thế nhưng mọi dự đoán đều chỉ là giả định; vô số những nhân tố, kinh tế, chính trị, xã hội, bao giờ cũng có thể khiến kết quả diễn biến khác đi so với những gì dự đoán trước. Trong hơn 20 năm kể từ khi Trotsky viết, sự yếu kém của các lực lượng cách mạng thực sự là nhân tố quyết định diễn biến của chính trị thế giới. Thật đáng tiếc, thiếu sự chỉ dẫn và thiếu sự có mặt của Trotsky, những người gọi là lãnh đạo của “Quốc tế IV” đã diễn giải tư tưởng của Trotsky không phải như một luận cương có tính thực tiễn mà chỉ như một lý thuyết đúng đắn.

Trở về danh sach câu hỏi

Tham khảo

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.